LỜI BẠT
Cuộc đời đầy biến đổi bất thường, có theo một qui luật nào chăng? Hay chỉ là một chuỗi của những ngẫu hữu. Theo nhà Phật tất cả đều chẳng thoát khỏi luật nhân quả, gieo nhân nào gặt quả đấy, mặc dù nhân quả cũng chỉ là một giấc chiêm bao, một trường huyễn mộng. Tất cả tội phúc của kiếp này là do quả phải gánh do nhân kiếp trước đã làm, và cứ mãi tiếp diễn như thế cho đến khi thoát khỏi cuộc đại mộng trần gian này.
Khi nào thoát được? Xin thưa ngay đây và bây giờ vì thời gian, không gian cùng số lượng cũng chỉ là những khái niệm không có thực chi phối toàn bộ tư tưởng cùng sinh mạng con người một khi con người ta cứ mãi chấp trước một định kiến. Có định kiến được chăng khi tất cả chẳng có gì cố định, vẫn mãi mãi như Kinh Dịch nói:
Thượng hạ vô thường, cương nhu tương dịch, bất khả vi điển yếu, duy biến sở thích.
Biến dịch, huyễn mộng, vậy thì ai là ta? Ta lại là ai? Bài kệ của ngài Trung Phong thiền sư thật hay:
Đời người giống như huyễn trung huyễn
Trần thế gặp nhau ai là ai?
Cha mẹ chưa sanh ai là ta?
Một hơi không vào ta là ai?
Vậy việc đời nên nhớ hay nên quên? Có gì để nhớ có gì để quên? Việc bổn phận mà quên thì còn gì đáng để nói nữa? Việc chẳng phải bổn phận mà nhớ thì còn gì để bàn? Chẳng nói chẳng bàn rốt cuộc là cái gì?
Một câu thoại đầu thuộc về bổn phận còn chẳng nhớ thì còn nên nhớ cái gì nữa đây? Muốn chữa cho hết bệnh sinh tử mà một câu thoại đầu còn chẳng thâm nhập được thì có nói đông nói tây rốt cuộc cũng chỉ là hí luận bâng quơ, một trường láo khoét.
Một cách chân thực, tất cả những câu trong Kinh Dịch đều có thể dùng làm thoại đầu. Đọc lên tưởng như hiểu, nhìn lại hóa ra chẳng phải? Giống thì có giống mà phải thì chẳng phải. Mơ hồ mông lung, chẳng có mùi vị gì mà vẫn hấp dẫn, thế là làm sao? Đi vào tận tính thể của con người bất tử, lộ hết pháp thân, tung hoành tự tại. Nhất cú thâm nhập, vạn cú thông. Nhất xuất lộ thân, toàn thể hiện. Xong rồi. Vạn sự giai hưu. Còn lại cái gì? Aham hay maha. Oat hay tao.
Vẫn còn đang trên đường, chưa về gia hương. Vẫn còn dụng công, lúc đoạn lúc tục, nhưng quyết chắc có đi là có đến, đã gieo nhân ắt phải gặt quả. Chớ có miệng nói đã xong rồi ngông nghênh cuồng loạn chẳng biết làm gì, một trường tự dối bao giờ mới xong. Phong vân biến đổi vô chừng, biết cái gì đáng làm hãy làm ngay, chớ có chần chờ.
Một câu thiên hành kiện quân tử dĩ tự cường bất tức muôn kiếp vẫn chẳng phôi pha, bắt đầu từ đây và bây giờ. Một câu thoại đầu miên miên mật mật tiếp mãi chẳng dừng đâu không phải là tự cường bất tức. Miên miên mật mật như thế mới có thể hậu đức tải vật, mới đáng gọi là vô lượng thọ, vô lượng quang chứ.
Bản hữu của mình mà mình chẳng nhận, lại nhận giặc làm con, đau đớn khổ nhục biết chừng nào. Tên gọi thì có kêu thật đấy, nhưng chỉ khi nào hành đến nơi, dẫm đến địa vị chân thực, mới có thể phóng quang tam muội che chở trời đất muôn vật, mới đáng như Trương Hoành Cừ tiên sinh gọi là:
天 地 與 我 並 生 萬 物 與 我 同 一.
Thiên địa dữ ngã tịnh sinh, vạn vật dữ ngã đồng nhất.
Tạm dịch nghĩa là:
Trời đất với Ta cùng sinh, vạn vật với Ta là một.
Còn ngoài ra chỉ là sáo rỗng, không cứu được kẻ chết đói.
Mặc cho cuộc đời là huyễn mộng, mặc cho nhân thế chóng phôi pha, mặc cho “tình bất trọng bất sinh Ta Bà, nghiệp bất không bất sinh Cực Lạc”. Dẫu sống trong mơ, cũng hãy sống cho trọn vẹn một kiếp nhân sinh, sống bình thường đầy tràn thâm tình mà hầu như đã bị lãng quên trong huyễn mộng vô minh.
Một câu thoại đầu tha thiết sống chết chẳng rời, đâu không phải là thâm tình. Một câu thoại đầu xoá sạch trọi trơn những huyễn mộng của tam thiên đại thiên thế giới, đâu chẳng phải là tình thâm. Vậy rốt cuộc tình là cái gì mà kẻ tỉnh người mê dẫu nhảy cũng nhảy không thoát, dẫu buông cũng buông chẳng xong, dẫu hiểu cũng hiểu chẳng đặng. Đi, đứng, nằm, ngồi, ngủ, nghỉ cũng chỉ là tình thâm miên viễn diệu vợi, rất gần mà cũng rất xa. Cá sống nhờ nước, người sống nhờ gì? Tứ đại ngũ uẩn do đâu mà có cả danh lẫn thực. Tứ cú do đâu mà được tồn tại mộng mơ. Là gì vậy? Xin thưa:
Thâm Tình
Hỏi Tình là cái chi chi
Không chi chi cũng chi chi với Tình
Hỏi Trời hỏi đất hỏi Mình
Nhịp Tình Tang Tính giữa mình và ta
Nhịp theo Tình Khúc Thái Hòa
Hòa Trời hòa đất hòa ta với mình
Chỉ còn một khối Thâm Tình
Luân lưu thấm nhập vào mình lẫn ta
Chan hòa khắp cõi bao la
Chỉ vì một ý hợp ta với mình
Ta mình hợp nhất Tâm Linh
Còn đâu để hỏi chữ Tình là chi
Có hay không, “Let It Be”
Rồi ra mới thấu chữ “Be” là Tình
Một bên ta, bên kia mình
“Từ Be” ở giữa nên mình “là” ta
Dẫu muôn vạn kiếp phôi pha
Đầu dây mối nhợ vẫn là “Từ Be”
Sống là “Be”, chết là “Be”
Vượt vòng sống chết cũng là “Từ Be”
“Be” là Tình, Tình là “Be”
Cho nên rốt cuộc là “Be Silent”
Tình thiết tha, ý ân cần
Chỉ mong diễn hết Tình Chân trong lòng
Vạn lời nói cũng là không
Sống cho trọn vẹn mênh mông Thâm Tình.
03/05/1993
Chữ Be có nghĩa là Là. Đọc và viết theo âm tiếng Việt là Bi. Vậy Từ Be là Từ Bi đó vậy.
Sống đầy thâm tình thì chết cũng đầy thâm tình vì rằng sống chết có nguồn từ thâm tình. Đọc Dịch mà chẳng có thâm tình tha thiết thì chẳng gọi là học Dịch. Bất kì nền đạo lí truyền thống chân thực nào cũng đều phát xuất từ tình thâm. Đó chính là nền tảng duy nhất vô thủy vô chung mà lại là đầu tiên và cuối cùng mãi mãi.
Người xưa nói “sinh kí tử qui”. Xin hỏi kí chốn nào và qui nơi đâu? Chỗ nào chấp thuận cho mình kí sinh đây, bất chấp vật kí sinh đó là tốt hay xấu? Nơi đâu cho mình qui về đây không cần biết kẻ trở về thiện cùng bất thiện? Phải chăng chỉ là thâm tình vạn đại mới có năng lực vô biên khoáng cổ tuyệt kim như thế?
Thâm tình như đại hải vô để, thâm nhập dung chứa vô lượng vô biên chúng sinh chư Phật, chẳng gì chẳng ở trong, cũng chẳng gì lọt ra ngoài. Tất cả ngữ ngôn, hành động, hay im lặng cũng chỉ là tiếng thở dài của thâm tình. Tất cả chúng sinh chư Phật cùng chung một thâm tình, chỉ là hiển lộ được hết hay không mà thôi.
Sống cho trọn vẹn kiếp nhân sinh là sống sao cho thâm tình hiển lộ, tuôn tràn đủ sức dưỡng nuôi che chở tất cả pháp giới. Câu kệ trong Kinh Hoa Nghiêm:
若 人 欲 了 知
三 世 一 切 佛
應 觀 法 界 性
一 切 唯 心 造.
Nhược nhân dục liễu tri
Tam thế nhất thiết Phật
Ưng quán pháp giới tính
Nhất thiết duy tâm tạo.
Tạm dịch nghĩa là:
Nếu người muốn hiểu rõ
Tất cả Phật ba đời
Hãy quán tính pháp giới
Tất cả do tâm tạo.
Đấy chính là diễn tả phần nào cõi thâm tình phát xuất tự tâm.
Ai có thể diễn tả cảnh giới bất khả tư nghị của tình thâm? Chỉ nếm được, sống được cõi Cam Lộ đó mới mong đáp ứng được chút ít ân tri ngộ. Lão Tử, trong Đạo Đức Kinh, chương 56 nói:
知 者 不 言 言 者 不 知.
Tri giả bất ngôn, ngôn giả bất tri.
Tạm dịch nghĩa là:
Kẻ biết thì chẳng nói. Kẻ hay nói thì chẳng biết.
Thiệt quả nhiên đúng thế. Cũng như người mù được kẻ mắt sáng kể cho từng chi tiết rạch ròi nơi mình đang sống liền tự đắc rằng mình đã sở đắc được mọi thứ cần thiết, nhưng khi đụng chuyện một bước cũng chẳng biết đặt chân chỗ nào thì có ích gì, cái gì ở trước mắt lúc này cũng chẳng biết thì có ích chi, mãi mãi chỉ là bóng tối vô minh phủ chụp, có đau đớn chăng?
Túy sinh mộng tử ai người biết được? Ôi “tri chi nhất tự chúng họa chi môn” thực quả chẳng sai. Một đời đeo đuổi cái biết viễn vông không chịu nhận chân kiến văn giác tri là căn bản của vô minh. Biết cùng chẳng biết là lời nói gì? Nói cho đến kiếp tận cũng chẳng thoát khỏi kiếp rùa. Một trường đùa cợt biết bao giờ xong. Lúc nào và bao giờ cũng muốn biết. Thế lúc ngủ say cái biết ở đâu? Biết cùng không biết trong cơn ngủ say vùi lấp nơi đâu?
To know is to be. Be and there is an end to ignorance.
Vậy be là gì? Xa quá rồi?
Đạo viết thệ, thệ viết viễn, viễn viết phản. Ôi, đi xa là quay trở lại. Để làm gì? Thức tâm theo đuổi mỏi mòn vậy sao? Như con chồn hôi lúc nào cũng sục sạo tìm kiếm, biết lúc nào ngưng? Như con chó đói gặm khúc xương khô khốc đến chảy máu miệng, máu quyện vào xương mà lại tưởng lầm là máu có từ xương. Ôi, biết nói gì đây?
Cuộc đời tuy huyễn mộng nhưng chỉ là cõi mượn tạm. Hạnh phúc phù du không ở thế gian mà ở nơi Ta. Há chẳng nhớ thầy Mạnh từng nói: “Vạn vật giai bị ư ngã hĩ phản thân nhi thành lạc mạc đại yên” hay sao?
Rốt cuộc xin hỏi: Ta là ai? Ta là Ta. Rốt cuộc chỉ là Ta. Ai biết? Ta. Ai hỏi? Ta. Tất cả vạn pháp qui về ta. Ta qui hà xứ? Ta là tất cả. Tất cả là Ta. Vạn pháp là Ta, Ta là vạn pháp.
Một cái Ta tuyệt chẳng quan hệ với bất cứ cái gì thuộc về huyễn mộng thế gian. Một cái Ta làm nền cho mọi cuộc biến động nhân thế. Nói quá nhiều chăng? Chưa đủ lời để diễn tả. Có nói vạn lời cũng chỉ là trong mơ nói chuyện mộng mị, như kẻ say nói chuyện quàng xiên, nào có dính dáng gì. Suốt đời tránh né không dám ghé mắt nhìn thẳng, sống làm chi vậy.
Thế nhưng vẫn thích nói, nói mà chẳng bén lửa miệng, nói mà không thành lời, nói tiếng bập bẹ của những em bé chập chững học đòi hát ca. Có cần gì? Ai nói ai nghe? Dẫu nói muôn vạn lời cũng chỉ là nín. Dẫu nín muôn năm cũng chỉ là nói bất tận. Nín hay nói? Duy biến sở thích.
Một chữ Ta bao trùm vạn đại, một chữ Ta nuốt hết càn khôn. Trong Bát Nhã Tâm Kinh có đoạn:
是 大 神 咒 是 大 明 咒 是 無 上 咒 是 無 等 等 咒 能 除 一 切 苦 眞 實 不 虛.
Thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chân thực bất hư.
Tạm dịch nghĩa là:
Đây là câu chú cao siêu nhất, cũng là đại thần chú, là đại minh chú, là vô thượng chú, là vô đẳng đẳng chú trừ đặng tất cả khổ ách, chân thật không dối.
Câu chú như thế đâu không là: Ta-Ta. Chỉ cần dừng cái ta sẽ có Ta hay chỉ cần biết có Ta thì ta sẽ dừng. Có ai trói buộc Ta? Ta vốn như hư không vô sở hữu thì trói buộc và giải thoát không có đất cắm dùi. Chỗ này hãy nhìn cho kĩ lưỡng chín chắn, chớ có vội vội vàng vàng kết luận hồ đồ, chẳng có chỗ cho bất kì ai mở miệng đặt chân.
Rốt cuộc chỉ còn lại một cái Ta. Sinh từ Ta, chết về Ta.
Cái Ta này chính là cái Ta trong bài kệ sau trong Kinh Kim Cương, đoạn 26, Pháp Thân Phi Tướng:
若 以 色 見 我
以 音 聲 求 我
是 人 行 邪 道
不 能 見 如 來.
Nhược dĩ sắc kiến Ngã
Dĩ âm thanh cầu Ngã
Thị nhân hành tà đạo
Bất năng kiến Như Lai.
Tạm dịch nghĩa là:
Nếu dùng sắc thấy Ta
Dùng âm thành cầu Ta
Người ấy hành đạo tà
Chẳng thể thấy Như Lai.
Cũng chính là cái Ta trong câu:
天 上 天 下 唯 我 獨 尊.
Thiên thượng thiên hạ duy Ngã độc tôn.
Tạm dịch nghĩa là:
Trên trời dưới trời chỉ có cái Ta là tôn quí.
Theo đồng văn của Kinh Kim Cương thì “Ta tức phi Ta, thị danh Ta.”
Dừng, dừng, dừng. Quên sạch sành sanh đi.
Altogether forget everything. Never think of anything but the unbroken unique I. Then when this practice becomes steady, forget even this, be the very I. (Advaita Bodha Deepika, chapter VIII Manonasa, sections 38-39, ở đây dịch giả đã thay đổi chữ “Brahman” for “I”)
Dẫu gì đi nữa, cho dù vạn đại mù khơi, muôn đời tỉnh thức, vẫn chẳng rời nhau, đại trượng phu có cần gì đến chỗ chẳng sinh chẳng diệt để gặp nhau. Ngay đây là không sinh diệt, ngay đây đã gặp nhau trong muôn trùng sinh cơ rồi. Rốt cuộc là gì? Chỉ còn lại thiên thu tự tại hồn nhiên nhất thể.
Để kết thúc lời Bạt này, xin tặng các bạn bài thơ sau, mong giải tỏa hết tất cả những nỗi niềm của kẻ hèn này trong suốt những tháng năm theo đuổi những gì hư mất phù du:
Một đời điên đảo thực là ngu
Tỉnh ra cười lớn kẻ vụng tu
Có với không kia là Tự Tại
Sinh cùng diệt nọ vốn Thiên Thu
Vô cầu vô đắc tâm vô ngại
Tự tỉnh tự tu tính tự như
Còn đâu kiếp sống mê man ấy
Tiêu dao du hí suốt vô dư.
27/10/1993
Đầu Xuân năm Ất Dậu, 2005
Văn Tâm cẩn chí
Khi nào thoát được? Xin thưa ngay đây và bây giờ vì thời gian, không gian cùng số lượng cũng chỉ là những khái niệm không có thực chi phối toàn bộ tư tưởng cùng sinh mạng con người một khi con người ta cứ mãi chấp trước một định kiến. Có định kiến được chăng khi tất cả chẳng có gì cố định, vẫn mãi mãi như Kinh Dịch nói:
Thượng hạ vô thường, cương nhu tương dịch, bất khả vi điển yếu, duy biến sở thích.
Biến dịch, huyễn mộng, vậy thì ai là ta? Ta lại là ai? Bài kệ của ngài Trung Phong thiền sư thật hay:
Đời người giống như huyễn trung huyễn
Trần thế gặp nhau ai là ai?
Cha mẹ chưa sanh ai là ta?
Một hơi không vào ta là ai?
Vậy việc đời nên nhớ hay nên quên? Có gì để nhớ có gì để quên? Việc bổn phận mà quên thì còn gì đáng để nói nữa? Việc chẳng phải bổn phận mà nhớ thì còn gì để bàn? Chẳng nói chẳng bàn rốt cuộc là cái gì?
Một câu thoại đầu thuộc về bổn phận còn chẳng nhớ thì còn nên nhớ cái gì nữa đây? Muốn chữa cho hết bệnh sinh tử mà một câu thoại đầu còn chẳng thâm nhập được thì có nói đông nói tây rốt cuộc cũng chỉ là hí luận bâng quơ, một trường láo khoét.
Một cách chân thực, tất cả những câu trong Kinh Dịch đều có thể dùng làm thoại đầu. Đọc lên tưởng như hiểu, nhìn lại hóa ra chẳng phải? Giống thì có giống mà phải thì chẳng phải. Mơ hồ mông lung, chẳng có mùi vị gì mà vẫn hấp dẫn, thế là làm sao? Đi vào tận tính thể của con người bất tử, lộ hết pháp thân, tung hoành tự tại. Nhất cú thâm nhập, vạn cú thông. Nhất xuất lộ thân, toàn thể hiện. Xong rồi. Vạn sự giai hưu. Còn lại cái gì? Aham hay maha. Oat hay tao.
Vẫn còn đang trên đường, chưa về gia hương. Vẫn còn dụng công, lúc đoạn lúc tục, nhưng quyết chắc có đi là có đến, đã gieo nhân ắt phải gặt quả. Chớ có miệng nói đã xong rồi ngông nghênh cuồng loạn chẳng biết làm gì, một trường tự dối bao giờ mới xong. Phong vân biến đổi vô chừng, biết cái gì đáng làm hãy làm ngay, chớ có chần chờ.
Một câu thiên hành kiện quân tử dĩ tự cường bất tức muôn kiếp vẫn chẳng phôi pha, bắt đầu từ đây và bây giờ. Một câu thoại đầu miên miên mật mật tiếp mãi chẳng dừng đâu không phải là tự cường bất tức. Miên miên mật mật như thế mới có thể hậu đức tải vật, mới đáng gọi là vô lượng thọ, vô lượng quang chứ.
Bản hữu của mình mà mình chẳng nhận, lại nhận giặc làm con, đau đớn khổ nhục biết chừng nào. Tên gọi thì có kêu thật đấy, nhưng chỉ khi nào hành đến nơi, dẫm đến địa vị chân thực, mới có thể phóng quang tam muội che chở trời đất muôn vật, mới đáng như Trương Hoành Cừ tiên sinh gọi là:
天 地 與 我 並 生 萬 物 與 我 同 一.
Thiên địa dữ ngã tịnh sinh, vạn vật dữ ngã đồng nhất.
Tạm dịch nghĩa là:
Trời đất với Ta cùng sinh, vạn vật với Ta là một.
Còn ngoài ra chỉ là sáo rỗng, không cứu được kẻ chết đói.
Mặc cho cuộc đời là huyễn mộng, mặc cho nhân thế chóng phôi pha, mặc cho “tình bất trọng bất sinh Ta Bà, nghiệp bất không bất sinh Cực Lạc”. Dẫu sống trong mơ, cũng hãy sống cho trọn vẹn một kiếp nhân sinh, sống bình thường đầy tràn thâm tình mà hầu như đã bị lãng quên trong huyễn mộng vô minh.
Một câu thoại đầu tha thiết sống chết chẳng rời, đâu không phải là thâm tình. Một câu thoại đầu xoá sạch trọi trơn những huyễn mộng của tam thiên đại thiên thế giới, đâu chẳng phải là tình thâm. Vậy rốt cuộc tình là cái gì mà kẻ tỉnh người mê dẫu nhảy cũng nhảy không thoát, dẫu buông cũng buông chẳng xong, dẫu hiểu cũng hiểu chẳng đặng. Đi, đứng, nằm, ngồi, ngủ, nghỉ cũng chỉ là tình thâm miên viễn diệu vợi, rất gần mà cũng rất xa. Cá sống nhờ nước, người sống nhờ gì? Tứ đại ngũ uẩn do đâu mà có cả danh lẫn thực. Tứ cú do đâu mà được tồn tại mộng mơ. Là gì vậy? Xin thưa:
Thâm Tình
Hỏi Tình là cái chi chi
Không chi chi cũng chi chi với Tình
Hỏi Trời hỏi đất hỏi Mình
Nhịp Tình Tang Tính giữa mình và ta
Nhịp theo Tình Khúc Thái Hòa
Hòa Trời hòa đất hòa ta với mình
Chỉ còn một khối Thâm Tình
Luân lưu thấm nhập vào mình lẫn ta
Chan hòa khắp cõi bao la
Chỉ vì một ý hợp ta với mình
Ta mình hợp nhất Tâm Linh
Còn đâu để hỏi chữ Tình là chi
Có hay không, “Let It Be”
Rồi ra mới thấu chữ “Be” là Tình
Một bên ta, bên kia mình
“Từ Be” ở giữa nên mình “là” ta
Dẫu muôn vạn kiếp phôi pha
Đầu dây mối nhợ vẫn là “Từ Be”
Sống là “Be”, chết là “Be”
Vượt vòng sống chết cũng là “Từ Be”
“Be” là Tình, Tình là “Be”
Cho nên rốt cuộc là “Be Silent”
Tình thiết tha, ý ân cần
Chỉ mong diễn hết Tình Chân trong lòng
Vạn lời nói cũng là không
Sống cho trọn vẹn mênh mông Thâm Tình.
03/05/1993
Chữ Be có nghĩa là Là. Đọc và viết theo âm tiếng Việt là Bi. Vậy Từ Be là Từ Bi đó vậy.
Sống đầy thâm tình thì chết cũng đầy thâm tình vì rằng sống chết có nguồn từ thâm tình. Đọc Dịch mà chẳng có thâm tình tha thiết thì chẳng gọi là học Dịch. Bất kì nền đạo lí truyền thống chân thực nào cũng đều phát xuất từ tình thâm. Đó chính là nền tảng duy nhất vô thủy vô chung mà lại là đầu tiên và cuối cùng mãi mãi.
Người xưa nói “sinh kí tử qui”. Xin hỏi kí chốn nào và qui nơi đâu? Chỗ nào chấp thuận cho mình kí sinh đây, bất chấp vật kí sinh đó là tốt hay xấu? Nơi đâu cho mình qui về đây không cần biết kẻ trở về thiện cùng bất thiện? Phải chăng chỉ là thâm tình vạn đại mới có năng lực vô biên khoáng cổ tuyệt kim như thế?
Thâm tình như đại hải vô để, thâm nhập dung chứa vô lượng vô biên chúng sinh chư Phật, chẳng gì chẳng ở trong, cũng chẳng gì lọt ra ngoài. Tất cả ngữ ngôn, hành động, hay im lặng cũng chỉ là tiếng thở dài của thâm tình. Tất cả chúng sinh chư Phật cùng chung một thâm tình, chỉ là hiển lộ được hết hay không mà thôi.
Sống cho trọn vẹn kiếp nhân sinh là sống sao cho thâm tình hiển lộ, tuôn tràn đủ sức dưỡng nuôi che chở tất cả pháp giới. Câu kệ trong Kinh Hoa Nghiêm:
若 人 欲 了 知
三 世 一 切 佛
應 觀 法 界 性
一 切 唯 心 造.
Nhược nhân dục liễu tri
Tam thế nhất thiết Phật
Ưng quán pháp giới tính
Nhất thiết duy tâm tạo.
Tạm dịch nghĩa là:
Nếu người muốn hiểu rõ
Tất cả Phật ba đời
Hãy quán tính pháp giới
Tất cả do tâm tạo.
Đấy chính là diễn tả phần nào cõi thâm tình phát xuất tự tâm.
Ai có thể diễn tả cảnh giới bất khả tư nghị của tình thâm? Chỉ nếm được, sống được cõi Cam Lộ đó mới mong đáp ứng được chút ít ân tri ngộ. Lão Tử, trong Đạo Đức Kinh, chương 56 nói:
知 者 不 言 言 者 不 知.
Tri giả bất ngôn, ngôn giả bất tri.
Tạm dịch nghĩa là:
Kẻ biết thì chẳng nói. Kẻ hay nói thì chẳng biết.
Thiệt quả nhiên đúng thế. Cũng như người mù được kẻ mắt sáng kể cho từng chi tiết rạch ròi nơi mình đang sống liền tự đắc rằng mình đã sở đắc được mọi thứ cần thiết, nhưng khi đụng chuyện một bước cũng chẳng biết đặt chân chỗ nào thì có ích gì, cái gì ở trước mắt lúc này cũng chẳng biết thì có ích chi, mãi mãi chỉ là bóng tối vô minh phủ chụp, có đau đớn chăng?
Túy sinh mộng tử ai người biết được? Ôi “tri chi nhất tự chúng họa chi môn” thực quả chẳng sai. Một đời đeo đuổi cái biết viễn vông không chịu nhận chân kiến văn giác tri là căn bản của vô minh. Biết cùng chẳng biết là lời nói gì? Nói cho đến kiếp tận cũng chẳng thoát khỏi kiếp rùa. Một trường đùa cợt biết bao giờ xong. Lúc nào và bao giờ cũng muốn biết. Thế lúc ngủ say cái biết ở đâu? Biết cùng không biết trong cơn ngủ say vùi lấp nơi đâu?
To know is to be. Be and there is an end to ignorance.
Vậy be là gì? Xa quá rồi?
Đạo viết thệ, thệ viết viễn, viễn viết phản. Ôi, đi xa là quay trở lại. Để làm gì? Thức tâm theo đuổi mỏi mòn vậy sao? Như con chồn hôi lúc nào cũng sục sạo tìm kiếm, biết lúc nào ngưng? Như con chó đói gặm khúc xương khô khốc đến chảy máu miệng, máu quyện vào xương mà lại tưởng lầm là máu có từ xương. Ôi, biết nói gì đây?
Cuộc đời tuy huyễn mộng nhưng chỉ là cõi mượn tạm. Hạnh phúc phù du không ở thế gian mà ở nơi Ta. Há chẳng nhớ thầy Mạnh từng nói: “Vạn vật giai bị ư ngã hĩ phản thân nhi thành lạc mạc đại yên” hay sao?
Rốt cuộc xin hỏi: Ta là ai? Ta là Ta. Rốt cuộc chỉ là Ta. Ai biết? Ta. Ai hỏi? Ta. Tất cả vạn pháp qui về ta. Ta qui hà xứ? Ta là tất cả. Tất cả là Ta. Vạn pháp là Ta, Ta là vạn pháp.
Một cái Ta tuyệt chẳng quan hệ với bất cứ cái gì thuộc về huyễn mộng thế gian. Một cái Ta làm nền cho mọi cuộc biến động nhân thế. Nói quá nhiều chăng? Chưa đủ lời để diễn tả. Có nói vạn lời cũng chỉ là trong mơ nói chuyện mộng mị, như kẻ say nói chuyện quàng xiên, nào có dính dáng gì. Suốt đời tránh né không dám ghé mắt nhìn thẳng, sống làm chi vậy.
Thế nhưng vẫn thích nói, nói mà chẳng bén lửa miệng, nói mà không thành lời, nói tiếng bập bẹ của những em bé chập chững học đòi hát ca. Có cần gì? Ai nói ai nghe? Dẫu nói muôn vạn lời cũng chỉ là nín. Dẫu nín muôn năm cũng chỉ là nói bất tận. Nín hay nói? Duy biến sở thích.
Một chữ Ta bao trùm vạn đại, một chữ Ta nuốt hết càn khôn. Trong Bát Nhã Tâm Kinh có đoạn:
是 大 神 咒 是 大 明 咒 是 無 上 咒 是 無 等 等 咒 能 除 一 切 苦 眞 實 不 虛.
Thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chân thực bất hư.
Tạm dịch nghĩa là:
Đây là câu chú cao siêu nhất, cũng là đại thần chú, là đại minh chú, là vô thượng chú, là vô đẳng đẳng chú trừ đặng tất cả khổ ách, chân thật không dối.
Câu chú như thế đâu không là: Ta-Ta. Chỉ cần dừng cái ta sẽ có Ta hay chỉ cần biết có Ta thì ta sẽ dừng. Có ai trói buộc Ta? Ta vốn như hư không vô sở hữu thì trói buộc và giải thoát không có đất cắm dùi. Chỗ này hãy nhìn cho kĩ lưỡng chín chắn, chớ có vội vội vàng vàng kết luận hồ đồ, chẳng có chỗ cho bất kì ai mở miệng đặt chân.
Rốt cuộc chỉ còn lại một cái Ta. Sinh từ Ta, chết về Ta.
Cái Ta này chính là cái Ta trong bài kệ sau trong Kinh Kim Cương, đoạn 26, Pháp Thân Phi Tướng:
若 以 色 見 我
以 音 聲 求 我
是 人 行 邪 道
不 能 見 如 來.
Nhược dĩ sắc kiến Ngã
Dĩ âm thanh cầu Ngã
Thị nhân hành tà đạo
Bất năng kiến Như Lai.
Tạm dịch nghĩa là:
Nếu dùng sắc thấy Ta
Dùng âm thành cầu Ta
Người ấy hành đạo tà
Chẳng thể thấy Như Lai.
Cũng chính là cái Ta trong câu:
天 上 天 下 唯 我 獨 尊.
Thiên thượng thiên hạ duy Ngã độc tôn.
Tạm dịch nghĩa là:
Trên trời dưới trời chỉ có cái Ta là tôn quí.
Theo đồng văn của Kinh Kim Cương thì “Ta tức phi Ta, thị danh Ta.”
Dừng, dừng, dừng. Quên sạch sành sanh đi.
Altogether forget everything. Never think of anything but the unbroken unique I. Then when this practice becomes steady, forget even this, be the very I. (Advaita Bodha Deepika, chapter VIII Manonasa, sections 38-39, ở đây dịch giả đã thay đổi chữ “Brahman” for “I”)
Dẫu gì đi nữa, cho dù vạn đại mù khơi, muôn đời tỉnh thức, vẫn chẳng rời nhau, đại trượng phu có cần gì đến chỗ chẳng sinh chẳng diệt để gặp nhau. Ngay đây là không sinh diệt, ngay đây đã gặp nhau trong muôn trùng sinh cơ rồi. Rốt cuộc là gì? Chỉ còn lại thiên thu tự tại hồn nhiên nhất thể.
Để kết thúc lời Bạt này, xin tặng các bạn bài thơ sau, mong giải tỏa hết tất cả những nỗi niềm của kẻ hèn này trong suốt những tháng năm theo đuổi những gì hư mất phù du:
Một đời điên đảo thực là ngu
Tỉnh ra cười lớn kẻ vụng tu
Có với không kia là Tự Tại
Sinh cùng diệt nọ vốn Thiên Thu
Vô cầu vô đắc tâm vô ngại
Tự tỉnh tự tu tính tự như
Còn đâu kiếp sống mê man ấy
Tiêu dao du hí suốt vô dư.
27/10/1993
Đầu Xuân năm Ất Dậu, 2005
Văn Tâm cẩn chí
LỜI BẠT LẦN THỨ HAI
Ngay đây bây giờ phải làm gì? Bỏ đi như Nam Tuyền, tu hành như Bá Trượng, hay đọc kinh như Tây Đường? Hay im lặng như Đại Sĩ Duy Ma? Tất cả đều phải mà cũng chẳng phải. Phải cùng chẳng phải là lời nói gì? Ai hỏi? Thế nào là một con người chân chính?
Tất cả những câu hỏi chung qui muốn nói lên một cái gì đây? Phải chăng là câu hỏi mộng mị được nêu ra trong lúc mơ màng?
Nhưng có lẽ có một điều căn bản không ai chối cãi được là: người ta phải có mặt ở đây bây giờ mới có thể đặt thành câu hỏi nọ kia; nếu chẳng hiện hữu thì còn gì để nói để hỏi. Cái lúc không có mặt, không hiện hữu đó, như trong giấc ngủ say, hay lúc chết đi, có còn cái gì để hỏi chăng? Thế mới rõ ràng rằng hiện hữu hay không thông thường là đối với xác thân này mà nói, mà bàn, mà luận. Và hiện hữu như thế chỉ là tương đối. Còn như lúc đang ngủ say, ta vẫn hiện hữu tinh tuyền. Thân này chết đi, cuộc mộng chấm dứt, Ta vẫn bất sinh bất diệt. Cái Ta này vĩnh viễn chẳng ai hiểu thấu, vì nó vượt vòng đối đãi sinh diệt của mơ mộng viễn vông. Ở trong mơ mà nói mớ, thật đáng thương thay.
Con người ta sao cứ phải nói hoài nói mãi, nói đến tận cùng cái kiếp nhân sinh mà vẫn cứ lải nhải ba hoa với hai miếng thịt thừa. Civilization of the bla bla bla. Đi từ trống rỗng vô minh này đến vô thủy vô minh khác chưa từng ngưng nghỉ. Chưa một lần dám ghé mắt nhìn thấu thùng sơn đen lủng đáy. Quanh đi quẩn lại trăm ngàn kiếp cũng vẫn chỉ là một màn tối đen mịt mù, chưa một lần ra khỏi. Kẻ thấy tối đen là ai? Nghi ngờ muôn ngàn lẽ, nhưng kẻ nghi chỉ có một. Vậy hắn là ai?
Muôn đường ngàn lối cũng chỉ là quay về câu hỏi bản lai: “Ta là ai?” Đi, đứng, nằm, ngồi, ngủ, nghỉ, thức, mộng, say sưa, tức toàn thể cái kiếp người này, mỗi mỗi đều chẳng thể rời cái Ta này. Chỉ một mình cái Ta trùm khắp pháp giới, xuyên suốt vạn đại. Đâu đâu chẳng có Ta, lúc nào Ta chẳng có mặt. Nói đúng hơn, chỉ một mình cái Ta tồn tại. Chỉ vì một chút lơ đãng, dường như quên Mình, mà thân mộng dấy lên nổi trôi trong ba cõi mộng lụy phiền, quên mất gốc gác đường về gia hương. Ngay đây và bây giờ cũng chỉ là Ta. Không gian thời gian chỉ là mộng mị, mà cũng chẳng rời cái Ta. Còn gì để nhớ, còn gì để quên. Chỉ là một niềm Im Lặng miên viễn an vui hạnh phúc. Đó chính là kết quả của cái nhìn:
Space is empty
Time is standstill
True face reveals
Moment is eternity
Now is forever
Freedom is at last.
Đầu Thu năm Bính Tuất, 2006
Văn Tâm cẩn chí
Tất cả những câu hỏi chung qui muốn nói lên một cái gì đây? Phải chăng là câu hỏi mộng mị được nêu ra trong lúc mơ màng?
Nhưng có lẽ có một điều căn bản không ai chối cãi được là: người ta phải có mặt ở đây bây giờ mới có thể đặt thành câu hỏi nọ kia; nếu chẳng hiện hữu thì còn gì để nói để hỏi. Cái lúc không có mặt, không hiện hữu đó, như trong giấc ngủ say, hay lúc chết đi, có còn cái gì để hỏi chăng? Thế mới rõ ràng rằng hiện hữu hay không thông thường là đối với xác thân này mà nói, mà bàn, mà luận. Và hiện hữu như thế chỉ là tương đối. Còn như lúc đang ngủ say, ta vẫn hiện hữu tinh tuyền. Thân này chết đi, cuộc mộng chấm dứt, Ta vẫn bất sinh bất diệt. Cái Ta này vĩnh viễn chẳng ai hiểu thấu, vì nó vượt vòng đối đãi sinh diệt của mơ mộng viễn vông. Ở trong mơ mà nói mớ, thật đáng thương thay.
Con người ta sao cứ phải nói hoài nói mãi, nói đến tận cùng cái kiếp nhân sinh mà vẫn cứ lải nhải ba hoa với hai miếng thịt thừa. Civilization of the bla bla bla. Đi từ trống rỗng vô minh này đến vô thủy vô minh khác chưa từng ngưng nghỉ. Chưa một lần dám ghé mắt nhìn thấu thùng sơn đen lủng đáy. Quanh đi quẩn lại trăm ngàn kiếp cũng vẫn chỉ là một màn tối đen mịt mù, chưa một lần ra khỏi. Kẻ thấy tối đen là ai? Nghi ngờ muôn ngàn lẽ, nhưng kẻ nghi chỉ có một. Vậy hắn là ai?
Muôn đường ngàn lối cũng chỉ là quay về câu hỏi bản lai: “Ta là ai?” Đi, đứng, nằm, ngồi, ngủ, nghỉ, thức, mộng, say sưa, tức toàn thể cái kiếp người này, mỗi mỗi đều chẳng thể rời cái Ta này. Chỉ một mình cái Ta trùm khắp pháp giới, xuyên suốt vạn đại. Đâu đâu chẳng có Ta, lúc nào Ta chẳng có mặt. Nói đúng hơn, chỉ một mình cái Ta tồn tại. Chỉ vì một chút lơ đãng, dường như quên Mình, mà thân mộng dấy lên nổi trôi trong ba cõi mộng lụy phiền, quên mất gốc gác đường về gia hương. Ngay đây và bây giờ cũng chỉ là Ta. Không gian thời gian chỉ là mộng mị, mà cũng chẳng rời cái Ta. Còn gì để nhớ, còn gì để quên. Chỉ là một niềm Im Lặng miên viễn an vui hạnh phúc. Đó chính là kết quả của cái nhìn:
Space is empty
Time is standstill
True face reveals
Moment is eternity
Now is forever
Freedom is at last.
Đầu Thu năm Bính Tuất, 2006
Văn Tâm cẩn chí
LỜI BẠT LẦN THỨ BA
Rất khó! Rất khó! Dù có nói trời mây gì đi nữa cũng rất khó. Cực vi tế sở tri ngu làm sao chẳng khó. Cái dòng tâm thức nhỏ nhiệm đó đâu đã sạch khô, đâu đã dừng chảy. Vì thế đâu thể dừng. Đâu phải chỉ nói không là thành không, đâu phải chỉ thấy không là thành không. Còn một chút hơi hướng của tiểu ngã liền thành vạn đại mù khơi. Lục Tổ Huệ Năng chẳng đã nói: “Chẳng phải phướn động, chẳng phải gió động, mà là tâm nhân giả động” đó hay sao? Động hoài vậy sao. Ôi! cái tâm tiểu ngã này sao mà. Suốt cả ngày, trong ba thời. Vạn đại mù khơi nằm trong đó cả. Chớ có xem thường, cũng chẳng xem trọng. Tứ cú, thị phi cũng từ đấy mà ra. Li tứ cú tuyệt bách phi cũng chẳng rời nó.
Động cùng chẳng động là lời nói gì? Ngày lại ngày qua, thân tâm mòn mỏi, từ đâu đây trong cõi lòng động đậy dấy lên niềm bất an, thúc dục phải làm một cái gì đó để thoát khỏi cảnh dường như trói buộc này, đi chùa chẳng hạn, tụng kinh chẳng hạn, ngồi thiền chẳng hạn, miễn là có làm cái gì đó để an ủi thân tâm rối bời. Cả một đời đuổi chạy theo lời, lấy lời làm chân lí mà chẳng tự biết, lọt vào cái ngoan không biên kiến thật uổng biết bao. Miệng môi lúc nào cũng nói không không, nhưng tâm lại tràn đầy cái có có. Có nhân ngã liền thành biển rộng sông dài, mấy ai thoát khỏi. Mấy ai dám thiệp đại xuyên. Có chăng chỉ là vượt qua sông lớn trên lưng con cá sấu vì mãi mãi vẫn còn vấn vương chuyện nhân ngã pháp chấp. Trong Bửu Tạng Luận của Đại Sư Tăng Triệu có đoạn sau rất thâm thúy:
“Ngoài có nương tựa là tham, trong có suy tư là duyên, duyên tham đã khởi, liền bị cảnh ma sai khiến, ngày đêm bâng khuâng chẳng được tạm ngừng, cam chịu trần lao nên gọi là khổ. Sao gọi là vui? Vì liễu được vi nên bên trong chẳng suy tư, vì liễu được li nên bên ngoài chẳng nương tựa. Ngoài chẳng nương tựa tức chẳng tham, trong chẳng suy tư tức chẳng duyên, chẳng duyên chẳng tham thì không bị vạn hữu trói buộc, cũng không bị trần lao sai khiến, do đó thanh hư tịch lặng, chẳng có gì chướng ngại, tự tánh giải thoát nên gọi là vui.”
Hạnh phúc ngay trước mắt sao chẳng nhận lấy, lại cố công nhọc xác làm chuyện viễn vông để mong có cái hạnh phúc hiện đang hiện hữu trước mắt. Quá nhiều sở tri chướng cản ngăn, tràn lan phiền não chướng lụy thân. Mỗi lúc một góp nhặt, gặp dịp đều kí cóp, chất chồng đặt để lâu ngày thành một đống phiền não chẳng hay. Tam thế cóp nhặt, mười phương bít chặt, còn đâu kẽ hở để gió thổi vào quét sạch mọi tối tăm bụi bặm. Vô minh này đâu phải là cái để luận bàn. Minh cùng vô minh đều chẳng hiện hữu. Toàn lời với lời.
Trong Đại Huệ Ngữ Lục có lời như sau:
“Thời giờ trôi nhanh hãy cố gắng công phu. Công phu chẳng có gì khó, chỉ cần buông xuống là được. Chỉ đem những cái đã có trên tâm thức nhứt thời buông xuống ấy là công phu chân chính giản dị. Nếu có công phu nào khác đều là si cuồng chạy bên ngoài.”
“Thiện ác đều từ tự tâm sanh khởi. Thử nói xem: lìa đi đứng ngồi nằm, suy nghĩ phân biệt ra, lấy cái gì làm tự tâm? Tự tâm từ đâu mà khởi? Nếu biết được chỗ khởi của tự tâm thì vô biên nghiệp chướng nhất thời tan rã, các thứ thù thắng không cầu mà tự đến vậy.
Thêm nữa, biết được chỗ đi chỗ đến mới gọi là người học Phật. Biết kẻ sanh tử là ai? Biết thọ sanh tử là ai? Kẻ chẳng biết chỗ đi chỗ đến là ai? Kẻ bỗng biết được chỗ đi chỗ đến lại là ai? Khán thoại đầu này con mắt ngơ ngơ hiểu không được, trong bụng trồi lên hụp xuống, trong tâm giống như một đóm lửa, lại là ai? Nếu muốn biết, chỉ cần hướng vào chỗ “hiểu không được” mà nhận lấy. Nếu nhận được rồi mới biết sanh tử vốn chẳng dính dáng gì cả. Lại nói, phàm xem kinh giáo và nhân duyên nhập đạo của cổ đức tâm chưa sáng tỏ, cảm thấy mê muội, không mùi vị, giống như đang cắn cục sắt, ngay đó chính là lúc nên dụng công phu, không được buông bỏ, ấy là chỗ ý thức ngưng vận hành suy nghĩ chẳng thể đến, tuyệt phân biệt, bặt lí lẽ. Bình thường nếu có thể nói được đạo lí, phân biệt được chỗ hành, đều là việc bên tình thức. Nhiều người thường hay nhận giặc làm con, cần phải biết việc này vậy.”
Hãy buông. Buông buông. Buông cho sạch sẽ, ngay cả chữ buông cũng phải buông luôn, chẳng còn một chút tác ý nào để buông, ngây ngây ngô ngô, đần đần độn độn, khờ khờ khạo khạo, dụng công mà chẳng còn biết dụng công, vô công dụng hạnh, như kẻ đi trên băng mỏng, đứng trước vực sâu, buông mình cho té mất xác, cho con tâm chết tiệt đi. Lúc đó, đứng dậy mỉm cười.
Cái cười này rất bình thường, rất hồn nhiên, rất giản đơn, chẳng lạnh chẳng nóng, chẳng còn tí gì dính dáng đến huyễn mộng thế gian, động cũng động chẳng đến, tĩnh cũng tĩnh chẳng đến, bất khả tư nghị. Chính nụ cười khôn dò này xoá sạch những hỗn mang cùng tăm tối, đem lại sự sống tươi mát cho tất cả vạn vật. Nụ cười chẳng phải chỉ nở trên môi, mà còn nở khắp cả toàn thân, như dòng suối cam lộ rải khắp chúng sinh, như ánh sáng tâm linh khai mở tâm thức. Hiện hữu khắp nơi mà chẳng dính dáng, chẳng có từ ngữ nào diễn tả đến nơi đến chốn. Ôi! nụ cười bất sinh bất diệt này chẳng thể nắm bắt. Khi Sat gặp Chit thì Ananda liền hiện. Khi Âm hợp Dương thì Đạo liền khai. Lúc nào chẳng gặp, lúc nào chẳng hiện, lúc nào chẳng khai.
Hãy chí tâm qui thuận Đấng Chí Tôn hằng tại trong tâm của tất cả chúng sinh. Không còn một chút mảy may ý lực nào nữa. Tự lực cũng hết, tha lực cũng ngưng. Tất cả lực đều dứt. Lúc đó thì:
Hết cái của tôi, hết cái tôi.
Chẳng còn chi nữa để kéo lôi.
Nước vẫn chảy, mây vẫn trôi.
Cuộc đời thế là hết lôi thôi.
Than ôi! Mãi mãi là cuộc chơi.
Hãy chơi! Hãy chơi!
Khi nào! Khi nào!
Ngay đây bây giờ.
Chớ bận tâm.
Cẩn thận! Cẩn thận!
Đầu Xuân năm Đinh Hợi, 2007
Văn Tâm cẩn chí
Động cùng chẳng động là lời nói gì? Ngày lại ngày qua, thân tâm mòn mỏi, từ đâu đây trong cõi lòng động đậy dấy lên niềm bất an, thúc dục phải làm một cái gì đó để thoát khỏi cảnh dường như trói buộc này, đi chùa chẳng hạn, tụng kinh chẳng hạn, ngồi thiền chẳng hạn, miễn là có làm cái gì đó để an ủi thân tâm rối bời. Cả một đời đuổi chạy theo lời, lấy lời làm chân lí mà chẳng tự biết, lọt vào cái ngoan không biên kiến thật uổng biết bao. Miệng môi lúc nào cũng nói không không, nhưng tâm lại tràn đầy cái có có. Có nhân ngã liền thành biển rộng sông dài, mấy ai thoát khỏi. Mấy ai dám thiệp đại xuyên. Có chăng chỉ là vượt qua sông lớn trên lưng con cá sấu vì mãi mãi vẫn còn vấn vương chuyện nhân ngã pháp chấp. Trong Bửu Tạng Luận của Đại Sư Tăng Triệu có đoạn sau rất thâm thúy:
“Ngoài có nương tựa là tham, trong có suy tư là duyên, duyên tham đã khởi, liền bị cảnh ma sai khiến, ngày đêm bâng khuâng chẳng được tạm ngừng, cam chịu trần lao nên gọi là khổ. Sao gọi là vui? Vì liễu được vi nên bên trong chẳng suy tư, vì liễu được li nên bên ngoài chẳng nương tựa. Ngoài chẳng nương tựa tức chẳng tham, trong chẳng suy tư tức chẳng duyên, chẳng duyên chẳng tham thì không bị vạn hữu trói buộc, cũng không bị trần lao sai khiến, do đó thanh hư tịch lặng, chẳng có gì chướng ngại, tự tánh giải thoát nên gọi là vui.”
Hạnh phúc ngay trước mắt sao chẳng nhận lấy, lại cố công nhọc xác làm chuyện viễn vông để mong có cái hạnh phúc hiện đang hiện hữu trước mắt. Quá nhiều sở tri chướng cản ngăn, tràn lan phiền não chướng lụy thân. Mỗi lúc một góp nhặt, gặp dịp đều kí cóp, chất chồng đặt để lâu ngày thành một đống phiền não chẳng hay. Tam thế cóp nhặt, mười phương bít chặt, còn đâu kẽ hở để gió thổi vào quét sạch mọi tối tăm bụi bặm. Vô minh này đâu phải là cái để luận bàn. Minh cùng vô minh đều chẳng hiện hữu. Toàn lời với lời.
Trong Đại Huệ Ngữ Lục có lời như sau:
“Thời giờ trôi nhanh hãy cố gắng công phu. Công phu chẳng có gì khó, chỉ cần buông xuống là được. Chỉ đem những cái đã có trên tâm thức nhứt thời buông xuống ấy là công phu chân chính giản dị. Nếu có công phu nào khác đều là si cuồng chạy bên ngoài.”
“Thiện ác đều từ tự tâm sanh khởi. Thử nói xem: lìa đi đứng ngồi nằm, suy nghĩ phân biệt ra, lấy cái gì làm tự tâm? Tự tâm từ đâu mà khởi? Nếu biết được chỗ khởi của tự tâm thì vô biên nghiệp chướng nhất thời tan rã, các thứ thù thắng không cầu mà tự đến vậy.
Thêm nữa, biết được chỗ đi chỗ đến mới gọi là người học Phật. Biết kẻ sanh tử là ai? Biết thọ sanh tử là ai? Kẻ chẳng biết chỗ đi chỗ đến là ai? Kẻ bỗng biết được chỗ đi chỗ đến lại là ai? Khán thoại đầu này con mắt ngơ ngơ hiểu không được, trong bụng trồi lên hụp xuống, trong tâm giống như một đóm lửa, lại là ai? Nếu muốn biết, chỉ cần hướng vào chỗ “hiểu không được” mà nhận lấy. Nếu nhận được rồi mới biết sanh tử vốn chẳng dính dáng gì cả. Lại nói, phàm xem kinh giáo và nhân duyên nhập đạo của cổ đức tâm chưa sáng tỏ, cảm thấy mê muội, không mùi vị, giống như đang cắn cục sắt, ngay đó chính là lúc nên dụng công phu, không được buông bỏ, ấy là chỗ ý thức ngưng vận hành suy nghĩ chẳng thể đến, tuyệt phân biệt, bặt lí lẽ. Bình thường nếu có thể nói được đạo lí, phân biệt được chỗ hành, đều là việc bên tình thức. Nhiều người thường hay nhận giặc làm con, cần phải biết việc này vậy.”
Hãy buông. Buông buông. Buông cho sạch sẽ, ngay cả chữ buông cũng phải buông luôn, chẳng còn một chút tác ý nào để buông, ngây ngây ngô ngô, đần đần độn độn, khờ khờ khạo khạo, dụng công mà chẳng còn biết dụng công, vô công dụng hạnh, như kẻ đi trên băng mỏng, đứng trước vực sâu, buông mình cho té mất xác, cho con tâm chết tiệt đi. Lúc đó, đứng dậy mỉm cười.
Cái cười này rất bình thường, rất hồn nhiên, rất giản đơn, chẳng lạnh chẳng nóng, chẳng còn tí gì dính dáng đến huyễn mộng thế gian, động cũng động chẳng đến, tĩnh cũng tĩnh chẳng đến, bất khả tư nghị. Chính nụ cười khôn dò này xoá sạch những hỗn mang cùng tăm tối, đem lại sự sống tươi mát cho tất cả vạn vật. Nụ cười chẳng phải chỉ nở trên môi, mà còn nở khắp cả toàn thân, như dòng suối cam lộ rải khắp chúng sinh, như ánh sáng tâm linh khai mở tâm thức. Hiện hữu khắp nơi mà chẳng dính dáng, chẳng có từ ngữ nào diễn tả đến nơi đến chốn. Ôi! nụ cười bất sinh bất diệt này chẳng thể nắm bắt. Khi Sat gặp Chit thì Ananda liền hiện. Khi Âm hợp Dương thì Đạo liền khai. Lúc nào chẳng gặp, lúc nào chẳng hiện, lúc nào chẳng khai.
Hãy chí tâm qui thuận Đấng Chí Tôn hằng tại trong tâm của tất cả chúng sinh. Không còn một chút mảy may ý lực nào nữa. Tự lực cũng hết, tha lực cũng ngưng. Tất cả lực đều dứt. Lúc đó thì:
Hết cái của tôi, hết cái tôi.
Chẳng còn chi nữa để kéo lôi.
Nước vẫn chảy, mây vẫn trôi.
Cuộc đời thế là hết lôi thôi.
Than ôi! Mãi mãi là cuộc chơi.
Hãy chơi! Hãy chơi!
Khi nào! Khi nào!
Ngay đây bây giờ.
Chớ bận tâm.
Cẩn thận! Cẩn thận!
Đầu Xuân năm Đinh Hợi, 2007
Văn Tâm cẩn chí
LỜI BẠT LẦN THỨ TƯ
Người viết xin có lời tạ lỗi khi cứ phải dài dòng viết đi viết lại mãi những Lời Bạt như thế này. Làm người thật rất khó. Làm cho đúng bổn phận của mình lại càng khó hơn. Giữ cho được Giới Luật Lễ Nghi lại khó khăn thập bội. Nhưng vì cái gì? Vì ai?
Kinh Dịch, Hệ Từ Thượng Truyện, chương 1, tiết 8 có lời như sau:
易 簡 而 天 下 之 理 得 矣 天 下 之 理 得 而 成 位 乎 其 中 矣.
Dị giản nhi thiên hạ chi lí đắc hĩ, thiên hạ chi lí đắc, nhi thành vị hồ kì trung hĩ.
Tạm dịch nghĩa là:
Giản dị mà đạt được cái lí trong thiên hạ vậy, lí thiên hạ đạt được, mà thành địa vị giữa trời cùng đất vậy.
Cái nhịp đập, cái tiết điệu Càn Khôn thâm nhập tuôn chảy luân lưu trong thiên thu vạn đại có nói gì chăng? Sao lại dễ dàng thế?
Cũng trong Kinh Dịch, Hệ Từ hạ Truyện, chương 12, tiết 7 có lời nói:
將 叛 者 其 辭 慙,
中 心 疑 者 其 辭 枝,
吉 人 之 辭 寡,
躁 人 之 辭 多,
誣 善 之 人 其 辭 游,
失 其 守 者 其 辭 屈.
Tương phản giả kì từ tàm.
Trung tâm nghi giả kì từ chi.
Cát nhân chi từ quả.
Táo nhân chi từ đa.
Vu thiện chi nhân kì từ du.
Thất kì thủ giả kì từ khuất.
Tạm dịch nghĩa là:
Người trong lòng đang tương phản lời nói xuất ra có ý thẹn.
Trong lòng nghi ngờ thì lời nói nước đôi.
Người tốt thì ít lời.
Kẻ nóng nảy thì nhiều lời.
Kẻ giả dối thì lời nói không thực.
Người không vững chí thì lời nói quanh co.
Có lẽ người viết thuộc về hàng táo nhân. Nói nhiều quá mà lại chẳng biết kềm chế. Thực ra có tình thì mọi sự đều dễ dàng. Nói lí thì muôn dặm cách xa. Tình phục tâm người. Lí chỉ phục miệng người thôi. Vô tình thì lí chen vào chiếm chỗ. Cõi Ta Bà là cõi tình, vì chỉ có Ta với Bà mà thôi. Ta với Bà tuy hai mà một. Bà với Ta tuy một mà hai. Thấy được chỗ đó, chỗ lưỡng nhất đó mới là triết nhân, mới là cát nhân. Triết nhân có cái nhìn trực thị, thấu suốt cổ kim nên chẳng cần nhiều lời, chỉ cần khêu dậy vài chỗ là tất cả đều bừng lên sức sáng và lực sống bất tận.
Thiên hạ ngày nay đều là táo nhân cả, tìm đâu được cát nhân. Đâu rồi những bậc Ancient Rishi, các bậc Cổ Đức. Các Ngài chán cảnh Ta Bà nhiễu nhương này rồi hay sao? Mọi chuyện đều là do chữ duyên. Có duyên thì gặp được các Ngài. Vô duyên đành chịu. Lời nói chẳng là cái gì cả. Càng nói nhiều càng xa đạo, càng giải thích càng trật đường rầy. Dù cho có nói đúng ý chỉ cũng chỉ là nằm mơ nói mớ mà thôi. Hành thì tới nơi. Nói thì chẳng thể. Kinh Phật hay kết thúc bằng bốn chữ Tín, Thọ, Phụng, Hành, đâu phải là không có nguyên do. Văn, Tư, Tu đâu không phải là đây? Học nhi thời tập chi chính là thế đấy. Nói rất dễ, nhưng nói được đến tận căn cơ thì khó vô cùng. Lời nói thẳng từ tâm chân thật đủ sức chuyển hóa cả đại địa, đâu phải là chuyện dễ ngươi. Lời nói đó đủ sức vẹt mây mù trông thấy trời xanh, đủ làm kẻ trong mơ thức tỉnh, tuyệt hậu tái tô, thực chẳng phải cái để ta nghĩa bàn, xin chớ khinh dị mở miệng. Lời nói đủ mang hành giả đang lang thang trong ba c õi thập phương tam thế trở về nguyên thể trọn vẹn tròn đầy, há chẳng vui sao. Xin hãy trân trọng. Chớ có tào lao.
Trên cõi đời này có lắm kẻ ngu, nhưng kẻ ngu như mình thật là quá hi hữu. Không biết mình ngu lại tin lời kẻ si, tuân lệnh người xuẩn, hành theo bọn tà kiến, thì biết chừng nào mới tỉnh ngộ đây. Đôi khi ngẫm nghĩ lại, không biết cái cháo lú mà mình ăn phải từ khi nào đã làm mình quên hết thân phận kiếp người khổ đau triền miên này. Khi chưa đụng chuyện thì tưởng rằng mình là kẻ tự do tự tại. Đến khi đụng chuyện mới thấy mình sao còn ngu si dính mắc lạ lùng. Bao nhiêu cái học đều như bánh vẽ chẳng cách nào làm cho an vui sảng khoái. Bánh vẽ chỉ no bụng vẽ, làm sao cho cơn đói khát tâm linh được dập tắt. Cái tâm nghi ngờ càng lúc càng dày đặc. Nghi ngờ bổn sự, nghi ngờ ngoại sự, nghi mình nghi người, nghi thần nghi quỉ, nghi tất cả. Hết cái ngu này đi thì cái si khác đến, tạp loạn mãi không thôi. Cuộc đời đôi lúc nghĩ lại sao quá nhức đầu, chỉ muốn chết phức đi cho khoẻ tấm thân. Mang cái thân này suốt ngày bôn ba mệt mỏi mà có được cái chi. Suốt ngày toan tính, suốt đời tính toan, để rốt ráo được cái gì? Một nấm mồ hoang vô chủ hay sao? Tất cả những lời nói ra đều chẳng thật vì nó chẳng có chút dính dáng gì đến chính Mình cả. Làm sao nói ra được cái chẳng bao giờ có thể nói đến. Cực ngu ngốc. Hành động cũng chẳng đến. Ý lại càng không được. Rốt cuộc là cái chi? Dù cho có nói thiên hô bách sát cũng động đến chẳng được. Thế cái gì mới động đến được?
Chỉ có Im Lặng vĩnh viễn may ra. Im Lặng vĩnh viễn là sao? Là giống như chết mà chẳng phải cái chết giả dối của thân xác. Cái chết của tên giặc cướp luôn mượn tên đội lốt dưới muôn hình vạn trạng. Hắn chết rồi may ra thiên hạ thái bình. Sống có gì vui. Chết có chi buồn. Vui buồn là do cái gì mà ra? Thân có sống chết. Ý có sinh tử. Nhưng bên ngoài những thứ này có cái gì không dính dáng đến sinh tử hay không? Thân tại giang hồ tâm bất do kỉ. Một khi Kỉ đồng nhất với thân thì thành ra biển rộng sông dài, một trường huyễn mộng dấy sinh, biết chừng nào ngưng. Đột nhiên nhớ đến câu “Bì nang y cựu, Phật tại tâm đầu” mà tự hỏi tâm đầu và thoại đầu cùng là đầu. Thế cái đầu, cái nguồn đó là gì? Ai hỏi? Ai hay hỏi? Ai nghi? Ai hay nghi? Nhìn thẳng vào cái ‘Ai’ này xem sao. Ai đang nhìn thẳng? Rốt ráo lại là ai? Rất khó. Rất dễ. Chẳng khó chẳng dễ. Cũng khó cũng dễ. Nhưng có dính dáng gì đến cái ‘Ai’ này. Muôn ngàn cảnh huyễn biến hiện liên hồi cũng chỉ là huyễn. Cái kẻ nhìn huyễn, biết huyễn lại là ai? Cái kẻ nhìn vô minh mù mịt lại là ai? Cái kẻ cảm thấy thanh thanh tịnh tịnh lại là ai?
Rốt ráo cũng chỉ là Mình, đơn đơn thuần thuần cũng chỉ là cái Mình này, ngơ ngơ ngáo ngáo một mình tồn tại, chẳng phải thân, chẳng phải tâm, chẳng phải Phật, chẳng phải thế giới, chẳng phải thần, chẳng phải thánh, chẳng có tên nào để gọi vì tất cả chỉ là phù phiếm. Đơn thuần chỉ là cái Mình trần trụi không dính mắc. Cái Mình này chính là cái Đang Là, lúc nào và bao giờ cũng có mặt, đêm ngày đây kia, thời không số lượng vốn chẳng dính dáng vì chúng vốn không thực như trăng trong nước, như hoa trong không. Màn hình luôn hiện hữu tồn tại, nhưng những cảnh hiện trong đó chợt có chợt không, đâu thể lìa màn hình mà có, nhưng màn hình lại chẳng phải chúng. Trong màn hình vốn chẳng có chúng. Trong Mình vốn chẳng có gì cả, đơn thuần giản dị chỉ là Mình thôi. Như giấy trắng là thật, còn chữ đen viết trên đấy khi có khi không, nhưng người mê chỉ thấy chữ mà không hề để ý đến giấy. Cũng thế, Mình luôn tồn tại, Tính Giác mãi hiện tiền, nhưng vì mải mê theo đuổi huyễn mộng nên nhận không ra, cho là không có, chứ lúc nào và bao giờ biến mất đâu. Cái huyễn này có khi nào rời Tính Giác mà tồn tại riêng được không? Chẳng thể. Còn Tính Giác tức Mình lúc nào cũng thế, chẳng bao giờ đổi thay, kể cả nghĩa của đổi thay cũng chẳng có. Tất cả huyền nghĩa đều chẳng dính dáng gì đến Tính Giác. Mọi hoạt động trong đời đều chỉ là huyễn mộng trong mơ một khi không nhận ra mình là kẻ mộng đi lang thang trong mộng. Khi nhận ra Tính Giác thì hốt nhiên nhận ra mộng cũng chẳng rời Mình mà có riêng cuộc sống. Tất cả chỉ từ Mình lưu xuất, chẳng phải là chi xa lạ. Vũ trụ là vũ trụ của Mình, không phải của riêng mình.
Nhưng làm thế nào để giữ vững cái nhìn đơn giản ấy? Sống một đời giản dị, chớ để cho thị phi danh lợi quyền hành làm mờ con mắt chân chính ấy. Cái gì xảy ra sẽ xảy ra. Cái gì không xảy ra sẽ không xảy ra. Tốt nhất hãy giữ tâm yên bình lặng lẽ mà ngắm nhìn thế gian huyễn mộng như không hoa này. Hơn thế nữa, chỉ là Mình từ đầu đến cuối, có ai xen vào giữa đâu. Cái huyễn này đã quá sâu dày vì trải qua muôn triệu kiếp phôi pha trong mộng nên dù thấy được chân lí cũng cần phải có thời gian xoá sạch dư hương xú uế còn phảng phất đọng lại. Tập khí chính là cái hơi xú uế huân tập tích lũy lâu ngày chày tháng khó mà một chốc tiêu trừ đi được. Ba mươi năm mới tựu thành nhất phiến là do công phu bảo nhiệm mà ra vậy. Nghĩ nhiều, nói lắm vô ích, chỉ có hại, cứ thầm thầm điều dưỡng tâm mình, lâu ngày thành một cái Mình sẵn có vô cổ vô kim, vô thủy vô chung.
Cuộc đời con người khi nói hoặc viết ra đều buồn nhiều hơn vui. Buồn nhất là lúc nào cũng phải đối mặt với cái tâm trạng chán chường tuyệt vọng. Chán chường tuyệt vọng vì cảm thấy bất lực trước nỗi khổ đau vời vợi mênh mông không bến bờ lúc nào cũng như chực chờ cướp đi niềm hi vọng mong manh nhỏ bé trong chấp trước vô minh. Nhà Phật nói bát khổ: Sinh khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ, cầu bất đắc khổ, ái biệt li khổ, oán tắng hội khổ, ngũ ấm xí thịnh khổ. Cái thống khổ mà con người chịu đựng qua năm tháng thật đã quá nhiều, tưởng rằng không thể nhẫn nại được nữa nhưng rồi năm tháng qua đi, cái buồn cũng vời vợi đi theo, đi rồi trở lại chứ chẳng phải đi mất vì nó chỉ quanh quẩn trong lòng, và cái lòng đó khép kín không mở rộng để đón ánh sáng Tình Thương luôn hiện hữu. Rất khó dứt bỏ những gì mà mình yêu thích, đam mê và dính mắc vì nó vốn là cái thứ tập khí đã dồn chứa cái mùi từ vô lượng kiếp. Cái mùi đó sở dĩ có mặt vì tâm mãi nuôi dưỡng nó. Tâm sở dĩ nuôi dưỡng nó vì tâm luôn để mắt vào nó, luôn luôn có mặt với nó, đã quá quen thuộc với cái mùi vị của nó. Cả cuộc sống này là nuôi dưỡng những thứ mùi đam mê phù phiếm đó. Rất hiếm khi nhận ra trong cuộc sống chộn rộn bôn ba ta vì cái gì mà hiện hữu, mà sống. Nếu không có những thứ mùi vị đó thì ta vì cái gì mà có mặt. Nếu ta vắng mặt, nếu ta không để mắt vào nó, thì chuyện gì xảy ra? Thật ra cái gì có tên là ta? Ai đặt cho nó cái tên ta? Cũng như thế với tâm. Nếu tâm vắng mặt, nếu tâm không để mắt vào nó, thì chuyện gì xảy ra? Thật ra cái gì có tên là tâm? Ai đặt cho nó cái tên tâm?
Đức Khổng nói một câu thật thâm trầm mà mãi mãi mình vẫn chẳng để ý đến độ sâu xa hoằng viễn của nó: “Tâm bất tại yên, thị nhi bất kiến, thính nhi bất văn, thực nhi bất tri kì vị.” Phải rồi trong cuộc sống hàng ngày một khi chú ý đến một vấn đề gì đó thì những thứ khác vụt trở nên không có sự hiện hữu. Trong lòng mình theo đuổi một vấn đề nào đó thì những thứ khác trở nên nhạt nhẽo vô vị. Nhưng cái thấy, nghe, ăn uống là những cái thói quen lớn lao từ vô lượng kiếp đến nay đâu dễ quên được. Tâm bất tại yên là thế nào? Tâm nào bất tại yên? Tâm có thể bất tại yên được chăng? Tâm là gì? Tại là sao? Ở đây phải hiểu tâm là cái cốt lõi.
Một định nghĩa của tâm thật đáng ngạc nhiên: Tâm là cái kho tích chứa. Nếu thế cái tâm này làm sao trống không? Vứt bỏ những thứ tích chứa từ vô lượng kiếp đi đâu? Nếu tâm có khả năng tích chứa thì nó cũng có khả năng giũ bỏ. Bỏ đi đâu? Nếu chẳng có gì ngoài tâm thì tích bỏ đi đâu? Về một phía tâm như vậy có khả năng giống cái thùng sơn đen mà các vị Thiền Sư ưa nhắc đến, và cần được đâm thủng, để cho ánh sáng thấu thoát. Ánh sáng bị nhốt chặt trong tâm chăng? Như vậy tâm giống như các black holes lỗ đen trong vũ trụ này chăng? Nói như Ngài Long Thọ thì tâm như hư không vô sở hữu.
Tâm thật quan trọng. Nó chính là cái nền tảng mà mọi thứ khác dựa trên đó mà có sự hiện hữu. Nó duy trì sự hiện hữu cho thân, tâm và thế giới vũ trụ. Không những thế, nó sáng tạo và hủy diệt thân, tâm cùng thế giới. Như thế tâm lúc nào cũng tại. Vậy lúc tâm bất tại là khi nào? Ở đâu? Tâm phụ thuộc vào khi nào và ở đâu chăng? Nhà Phật nói “Nhất thiết duy tâm tạo” thì chẳng thể nói điều ngược lại là tâm phụ thuộc vào cái gì mà có. Mọi tư duy, hành động đều từ cái kho tâm tích tập lưu xuất và trở về, đều từ cái kho này mà giá sắc. Tâm cũng có nghĩa là thổ trong câu thổ viên giá sắc. Tác động luôn trong 2 chiều. Thế nên tại cùng bất tại là hai phương diện của tâm. Bất tại là khi tâm đang ẩn như trong lúc ngủ say không mộng. Nói thế cũng chưa chính xác vì tâm có lúc nào không hiện hữu đâu. Thế nên
Hiện Hữu = Tồn Tại = Hư Không Vô Sở Hữu = Tâm.
Tại cùng bất tại chỉ là nói về phương diện tác động, về dụng, chẳng phải thể. Nói thế cũng là gượng nói vì bản chất của ngôn ngữ là con đẻ của tâm, có nguồn từ tâm thì lấy đâu ra mà chỉ cùng trỏ. Tâm thể là nơi ngôn ngữ đạo đoạn, chữ tâm cũng chỉ là gượng đặt ra, đâu cho tư duy luận bàn. Chỗ này rất khó vì phải vượt qua ngôn ngữ, là chỗ mà ngôn ngữ chẳng thể với đến để diễn tả luận bàn. Tâm vốn vô hình tướng lấy gì luận bàn. Luận bàn thường là rơi vào hình tướng dù là vi tế đi nữa. Chỗ luận bàn cũng vô hình tướng thì luận bàn tức phi luận bàn thị danh luận bàn. Thế nên chỉ có Im Lặng như ngài Tịnh Danh Duy Ma Cật may ra mới đến chỗ chí lí vậy. Chính Đức Ramana cũng nói Im Lặng chính là sự khai thị tối thượng, cũng là chỗ truyền thừa ngoài giáo lí. Bậc Đạo Sư tối sơ Dakshinamurthy ngồi Im Lặng mà tất cả đệ tử của Ngài đều liễu hội thông suốt. Nói Im Lặng cũng là thừa. Ngoài Im Lặng ra chỉ là hí luận cho quên đi cuộc đời buồn tênh. Buồn đến cực tất sinh vui, vui cực sinh buồn. Đáo để vẫn bất sinh bất diệt.
Thế nói nhiều để làm gì? Im Lặng vốn là nói năng vô tận vô biên, còn thêm cái nói láo lếu phỉ báng của hai miếng da làm gì. Làm thế nào để đến cái chỗ Im Lặng đáo bỉ ngạn, cái Im Lặng đăng phong tạo cực, cái chỗ Im Lặng tâm bất tại yên, cái Im Lặng không cho tâm cắm dùi này? Cái chỗ tâm bất tại yên này thì dù cho có thính cũng bất văn, có thị cũng bất kiến, có thực cũng bất tri kì vị. Cái chỗ Vô Ngôn thì lấy gì để nói, cái chỗ Vô Tướng thì lấy gì để nhìn, cái chỗ Vô Thanh thì lấy gì để nghe, cái chỗ Vô Vị thì lấy gì để phân biệt mùi vị. Tâm tại yên nên thích nói, thích nghe, thích nhìn, thích có mùi vị, đủ thứ tri kiến trên đời, chẳng thể dừng nghỉ. Chỉ vì chữ tại này mà thiên hạ lầm than và hay đổ tại. Tại tôi có ở đời, tại có tâm, tại tại và tại tại. Vốn tâm ở đây và bây giờ, nhưng thêm vào chữ tại hay bất tại liền thành biển rộng sông dài ngăn chia đôi bờ, thế là hào li hữu sai thiên địa huyền cách.
Có cái gì cứ mãi động đậy muốn chui ra từ đâu đó trong tâm thức cuồng điên. Ngồi yên không được, phải loay hoay tìm một cái gì đó lấp trống nỗi cô đơn vô vị của cuộc đời. Chưa tìm được sự an lạc trong nội tâm. Chính cái cảm giác chưa tìm được đó là một nỗi bực dọc ray rứt kéo theo biết bao sự xô đẩy của tâm thức hạ liệt, như một chuỗi mắt xích dây chuyền lộn lạo cuốn xoắn vào nhau đan thành những dây trói vô hình có khả năng đưa cái gọi là chúng ta lang thang lảo đảo mãi trong tam giới. Tại sao chúng ta phải tu hành? Cái gì đó đã ngăn chặn chúng ta không theo được con đường ta muốn theo. Mãi mãi cũng chỉ là những tư tưởng tham sân si còn tồn đọng tận đáy của cái tâm chứa chấp. Tất cả chủng tử hiện hành cần phải chuyển hoá, nếu không nó lại lắng đọng trở lại vào kho đem theo tất cả những sức mạnh phù phiếm chờ một cơ hội trong kiếp khác để ló đầu ra mà tác oai tác quái. Kiếp khác đây không có nghĩa phải chờ thân xác này chết đi rồi đầu thai mượn xác thân khác mà kiếp khác là mỗi khi ngủ say tỉnh dậy ta có đủ tinh thần nghị lực để chuyển hoá hay bị những hư vọng tồn đọng kéo lôi tiếp tục đi trong luân hồi. Ngủ cũng chiêm bao, tỉnh cũng chiêm bao nên người xưa nói túy sinh mộng tử. Sao không nhìn thẳng lại, chấn chỉnh tất cả sức mạnh tinh thần nhìn cho ngay ngắn chín chắn lại và tự hỏi: “Cái gì đang khuấy động, đang lưu chuyển, diễn xuất thành tấn kịch vũ trụ? Cái đó là cái gì? Ai thấy cái đó? Cái ai này là cái gì?” Đảo chuyển càn khôn cũng chỉ là cái ‘Ai’ này. Có ai tìm ra câu trả lời chưa? Tìm câu trả lời cho ai? Chỉ có cái ai này tự hỏi tự trả lời, tự sinh, tự diệt, nhưng cái ai đó rốt ráo có dính dáng gì với cái đang xảy ra chăng? Không biết thật là thân thiết. Chỉ có thể hỏi: “Ai không biết?” Cái gì có thể hỏi “ai không biết?”?
Nên chân chân thật thật mà hỏi câu hỏi tối hậu này: “Ta là ai?” may ra có con đường ra chăng? Cứ thực hành rồi sẽ thấy. Chân thật thực hành không màng thân, tâm cùng thế giới vũ trụ thì một lúc nào đó chín mùi, cái tâm bất tại yên đột nhiện hiện xuất, lúc đó giống như Triệu Tử Long gặp được chân chúa. Đó chính là vẹt được mây mù trông thấy trời xanh, thật là nghĩa sĩ trong thiên hạ. Như gặp lại chính Mình, ồ lên một tiếng, cả bầu trời hư không tan rã. Tất cả chỉ còn lại Mình Mình. Nhưng chữ ồ này thốt lên đâu phải dễ. Trải qua trăm cay ngàn đắng, muôn kiếp phôi pha chưa chắc đã thốt lên được tiếng ồ này. Những tiếng ồ khác chỉ là trong mơ nói chuyện mộng mị, cho qua tháng ngày chiêm bao mở mắt. Hãy tham đi, hãy chiếu cố đi. Thoại đầu cũng là tâm đầu, cũng là ngã đầu, ngô đầu. Cả cuộc đời chỉ là bài ‘Ngô Ca’, ‘Ngã Ca’, ‘Tao Ca’ hãy hát lên với tất cả tấm chân tình.
Tao Ca
Tao là ai? Ai là Tao?
Hát lên khúc nhạc Tao-Tao muôn trùng
Sao trời lấp lánh mông lung
Đời người mộng mị lung tung tối ngày
Thùy thị Ngã? Ngã thị thùy?
Thiên thu bát nhã một chùy tan hoang
Kiếm đã gãy, mộng đã tan
Một trường huyễn ảnh lăng xăng mất rồi
Sinh diệt thôi tịch diệt hồi
Mùa xuân bất diệt đã thôi nảy mầm
Ngưng tất cả chớ lầm lầm
Khúc ca sẵn có thằng câm mỉm cười.
Cuối Xuân năm Tân Mão, 2011
Văn Tâm cẩn chí
Kinh Dịch, Hệ Từ Thượng Truyện, chương 1, tiết 8 có lời như sau:
易 簡 而 天 下 之 理 得 矣 天 下 之 理 得 而 成 位 乎 其 中 矣.
Dị giản nhi thiên hạ chi lí đắc hĩ, thiên hạ chi lí đắc, nhi thành vị hồ kì trung hĩ.
Tạm dịch nghĩa là:
Giản dị mà đạt được cái lí trong thiên hạ vậy, lí thiên hạ đạt được, mà thành địa vị giữa trời cùng đất vậy.
Cái nhịp đập, cái tiết điệu Càn Khôn thâm nhập tuôn chảy luân lưu trong thiên thu vạn đại có nói gì chăng? Sao lại dễ dàng thế?
Cũng trong Kinh Dịch, Hệ Từ hạ Truyện, chương 12, tiết 7 có lời nói:
將 叛 者 其 辭 慙,
中 心 疑 者 其 辭 枝,
吉 人 之 辭 寡,
躁 人 之 辭 多,
誣 善 之 人 其 辭 游,
失 其 守 者 其 辭 屈.
Tương phản giả kì từ tàm.
Trung tâm nghi giả kì từ chi.
Cát nhân chi từ quả.
Táo nhân chi từ đa.
Vu thiện chi nhân kì từ du.
Thất kì thủ giả kì từ khuất.
Tạm dịch nghĩa là:
Người trong lòng đang tương phản lời nói xuất ra có ý thẹn.
Trong lòng nghi ngờ thì lời nói nước đôi.
Người tốt thì ít lời.
Kẻ nóng nảy thì nhiều lời.
Kẻ giả dối thì lời nói không thực.
Người không vững chí thì lời nói quanh co.
Có lẽ người viết thuộc về hàng táo nhân. Nói nhiều quá mà lại chẳng biết kềm chế. Thực ra có tình thì mọi sự đều dễ dàng. Nói lí thì muôn dặm cách xa. Tình phục tâm người. Lí chỉ phục miệng người thôi. Vô tình thì lí chen vào chiếm chỗ. Cõi Ta Bà là cõi tình, vì chỉ có Ta với Bà mà thôi. Ta với Bà tuy hai mà một. Bà với Ta tuy một mà hai. Thấy được chỗ đó, chỗ lưỡng nhất đó mới là triết nhân, mới là cát nhân. Triết nhân có cái nhìn trực thị, thấu suốt cổ kim nên chẳng cần nhiều lời, chỉ cần khêu dậy vài chỗ là tất cả đều bừng lên sức sáng và lực sống bất tận.
Thiên hạ ngày nay đều là táo nhân cả, tìm đâu được cát nhân. Đâu rồi những bậc Ancient Rishi, các bậc Cổ Đức. Các Ngài chán cảnh Ta Bà nhiễu nhương này rồi hay sao? Mọi chuyện đều là do chữ duyên. Có duyên thì gặp được các Ngài. Vô duyên đành chịu. Lời nói chẳng là cái gì cả. Càng nói nhiều càng xa đạo, càng giải thích càng trật đường rầy. Dù cho có nói đúng ý chỉ cũng chỉ là nằm mơ nói mớ mà thôi. Hành thì tới nơi. Nói thì chẳng thể. Kinh Phật hay kết thúc bằng bốn chữ Tín, Thọ, Phụng, Hành, đâu phải là không có nguyên do. Văn, Tư, Tu đâu không phải là đây? Học nhi thời tập chi chính là thế đấy. Nói rất dễ, nhưng nói được đến tận căn cơ thì khó vô cùng. Lời nói thẳng từ tâm chân thật đủ sức chuyển hóa cả đại địa, đâu phải là chuyện dễ ngươi. Lời nói đó đủ sức vẹt mây mù trông thấy trời xanh, đủ làm kẻ trong mơ thức tỉnh, tuyệt hậu tái tô, thực chẳng phải cái để ta nghĩa bàn, xin chớ khinh dị mở miệng. Lời nói đủ mang hành giả đang lang thang trong ba c õi thập phương tam thế trở về nguyên thể trọn vẹn tròn đầy, há chẳng vui sao. Xin hãy trân trọng. Chớ có tào lao.
Trên cõi đời này có lắm kẻ ngu, nhưng kẻ ngu như mình thật là quá hi hữu. Không biết mình ngu lại tin lời kẻ si, tuân lệnh người xuẩn, hành theo bọn tà kiến, thì biết chừng nào mới tỉnh ngộ đây. Đôi khi ngẫm nghĩ lại, không biết cái cháo lú mà mình ăn phải từ khi nào đã làm mình quên hết thân phận kiếp người khổ đau triền miên này. Khi chưa đụng chuyện thì tưởng rằng mình là kẻ tự do tự tại. Đến khi đụng chuyện mới thấy mình sao còn ngu si dính mắc lạ lùng. Bao nhiêu cái học đều như bánh vẽ chẳng cách nào làm cho an vui sảng khoái. Bánh vẽ chỉ no bụng vẽ, làm sao cho cơn đói khát tâm linh được dập tắt. Cái tâm nghi ngờ càng lúc càng dày đặc. Nghi ngờ bổn sự, nghi ngờ ngoại sự, nghi mình nghi người, nghi thần nghi quỉ, nghi tất cả. Hết cái ngu này đi thì cái si khác đến, tạp loạn mãi không thôi. Cuộc đời đôi lúc nghĩ lại sao quá nhức đầu, chỉ muốn chết phức đi cho khoẻ tấm thân. Mang cái thân này suốt ngày bôn ba mệt mỏi mà có được cái chi. Suốt ngày toan tính, suốt đời tính toan, để rốt ráo được cái gì? Một nấm mồ hoang vô chủ hay sao? Tất cả những lời nói ra đều chẳng thật vì nó chẳng có chút dính dáng gì đến chính Mình cả. Làm sao nói ra được cái chẳng bao giờ có thể nói đến. Cực ngu ngốc. Hành động cũng chẳng đến. Ý lại càng không được. Rốt cuộc là cái chi? Dù cho có nói thiên hô bách sát cũng động đến chẳng được. Thế cái gì mới động đến được?
Chỉ có Im Lặng vĩnh viễn may ra. Im Lặng vĩnh viễn là sao? Là giống như chết mà chẳng phải cái chết giả dối của thân xác. Cái chết của tên giặc cướp luôn mượn tên đội lốt dưới muôn hình vạn trạng. Hắn chết rồi may ra thiên hạ thái bình. Sống có gì vui. Chết có chi buồn. Vui buồn là do cái gì mà ra? Thân có sống chết. Ý có sinh tử. Nhưng bên ngoài những thứ này có cái gì không dính dáng đến sinh tử hay không? Thân tại giang hồ tâm bất do kỉ. Một khi Kỉ đồng nhất với thân thì thành ra biển rộng sông dài, một trường huyễn mộng dấy sinh, biết chừng nào ngưng. Đột nhiên nhớ đến câu “Bì nang y cựu, Phật tại tâm đầu” mà tự hỏi tâm đầu và thoại đầu cùng là đầu. Thế cái đầu, cái nguồn đó là gì? Ai hỏi? Ai hay hỏi? Ai nghi? Ai hay nghi? Nhìn thẳng vào cái ‘Ai’ này xem sao. Ai đang nhìn thẳng? Rốt ráo lại là ai? Rất khó. Rất dễ. Chẳng khó chẳng dễ. Cũng khó cũng dễ. Nhưng có dính dáng gì đến cái ‘Ai’ này. Muôn ngàn cảnh huyễn biến hiện liên hồi cũng chỉ là huyễn. Cái kẻ nhìn huyễn, biết huyễn lại là ai? Cái kẻ nhìn vô minh mù mịt lại là ai? Cái kẻ cảm thấy thanh thanh tịnh tịnh lại là ai?
Rốt ráo cũng chỉ là Mình, đơn đơn thuần thuần cũng chỉ là cái Mình này, ngơ ngơ ngáo ngáo một mình tồn tại, chẳng phải thân, chẳng phải tâm, chẳng phải Phật, chẳng phải thế giới, chẳng phải thần, chẳng phải thánh, chẳng có tên nào để gọi vì tất cả chỉ là phù phiếm. Đơn thuần chỉ là cái Mình trần trụi không dính mắc. Cái Mình này chính là cái Đang Là, lúc nào và bao giờ cũng có mặt, đêm ngày đây kia, thời không số lượng vốn chẳng dính dáng vì chúng vốn không thực như trăng trong nước, như hoa trong không. Màn hình luôn hiện hữu tồn tại, nhưng những cảnh hiện trong đó chợt có chợt không, đâu thể lìa màn hình mà có, nhưng màn hình lại chẳng phải chúng. Trong màn hình vốn chẳng có chúng. Trong Mình vốn chẳng có gì cả, đơn thuần giản dị chỉ là Mình thôi. Như giấy trắng là thật, còn chữ đen viết trên đấy khi có khi không, nhưng người mê chỉ thấy chữ mà không hề để ý đến giấy. Cũng thế, Mình luôn tồn tại, Tính Giác mãi hiện tiền, nhưng vì mải mê theo đuổi huyễn mộng nên nhận không ra, cho là không có, chứ lúc nào và bao giờ biến mất đâu. Cái huyễn này có khi nào rời Tính Giác mà tồn tại riêng được không? Chẳng thể. Còn Tính Giác tức Mình lúc nào cũng thế, chẳng bao giờ đổi thay, kể cả nghĩa của đổi thay cũng chẳng có. Tất cả huyền nghĩa đều chẳng dính dáng gì đến Tính Giác. Mọi hoạt động trong đời đều chỉ là huyễn mộng trong mơ một khi không nhận ra mình là kẻ mộng đi lang thang trong mộng. Khi nhận ra Tính Giác thì hốt nhiên nhận ra mộng cũng chẳng rời Mình mà có riêng cuộc sống. Tất cả chỉ từ Mình lưu xuất, chẳng phải là chi xa lạ. Vũ trụ là vũ trụ của Mình, không phải của riêng mình.
Nhưng làm thế nào để giữ vững cái nhìn đơn giản ấy? Sống một đời giản dị, chớ để cho thị phi danh lợi quyền hành làm mờ con mắt chân chính ấy. Cái gì xảy ra sẽ xảy ra. Cái gì không xảy ra sẽ không xảy ra. Tốt nhất hãy giữ tâm yên bình lặng lẽ mà ngắm nhìn thế gian huyễn mộng như không hoa này. Hơn thế nữa, chỉ là Mình từ đầu đến cuối, có ai xen vào giữa đâu. Cái huyễn này đã quá sâu dày vì trải qua muôn triệu kiếp phôi pha trong mộng nên dù thấy được chân lí cũng cần phải có thời gian xoá sạch dư hương xú uế còn phảng phất đọng lại. Tập khí chính là cái hơi xú uế huân tập tích lũy lâu ngày chày tháng khó mà một chốc tiêu trừ đi được. Ba mươi năm mới tựu thành nhất phiến là do công phu bảo nhiệm mà ra vậy. Nghĩ nhiều, nói lắm vô ích, chỉ có hại, cứ thầm thầm điều dưỡng tâm mình, lâu ngày thành một cái Mình sẵn có vô cổ vô kim, vô thủy vô chung.
Cuộc đời con người khi nói hoặc viết ra đều buồn nhiều hơn vui. Buồn nhất là lúc nào cũng phải đối mặt với cái tâm trạng chán chường tuyệt vọng. Chán chường tuyệt vọng vì cảm thấy bất lực trước nỗi khổ đau vời vợi mênh mông không bến bờ lúc nào cũng như chực chờ cướp đi niềm hi vọng mong manh nhỏ bé trong chấp trước vô minh. Nhà Phật nói bát khổ: Sinh khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ, cầu bất đắc khổ, ái biệt li khổ, oán tắng hội khổ, ngũ ấm xí thịnh khổ. Cái thống khổ mà con người chịu đựng qua năm tháng thật đã quá nhiều, tưởng rằng không thể nhẫn nại được nữa nhưng rồi năm tháng qua đi, cái buồn cũng vời vợi đi theo, đi rồi trở lại chứ chẳng phải đi mất vì nó chỉ quanh quẩn trong lòng, và cái lòng đó khép kín không mở rộng để đón ánh sáng Tình Thương luôn hiện hữu. Rất khó dứt bỏ những gì mà mình yêu thích, đam mê và dính mắc vì nó vốn là cái thứ tập khí đã dồn chứa cái mùi từ vô lượng kiếp. Cái mùi đó sở dĩ có mặt vì tâm mãi nuôi dưỡng nó. Tâm sở dĩ nuôi dưỡng nó vì tâm luôn để mắt vào nó, luôn luôn có mặt với nó, đã quá quen thuộc với cái mùi vị của nó. Cả cuộc sống này là nuôi dưỡng những thứ mùi đam mê phù phiếm đó. Rất hiếm khi nhận ra trong cuộc sống chộn rộn bôn ba ta vì cái gì mà hiện hữu, mà sống. Nếu không có những thứ mùi vị đó thì ta vì cái gì mà có mặt. Nếu ta vắng mặt, nếu ta không để mắt vào nó, thì chuyện gì xảy ra? Thật ra cái gì có tên là ta? Ai đặt cho nó cái tên ta? Cũng như thế với tâm. Nếu tâm vắng mặt, nếu tâm không để mắt vào nó, thì chuyện gì xảy ra? Thật ra cái gì có tên là tâm? Ai đặt cho nó cái tên tâm?
Đức Khổng nói một câu thật thâm trầm mà mãi mãi mình vẫn chẳng để ý đến độ sâu xa hoằng viễn của nó: “Tâm bất tại yên, thị nhi bất kiến, thính nhi bất văn, thực nhi bất tri kì vị.” Phải rồi trong cuộc sống hàng ngày một khi chú ý đến một vấn đề gì đó thì những thứ khác vụt trở nên không có sự hiện hữu. Trong lòng mình theo đuổi một vấn đề nào đó thì những thứ khác trở nên nhạt nhẽo vô vị. Nhưng cái thấy, nghe, ăn uống là những cái thói quen lớn lao từ vô lượng kiếp đến nay đâu dễ quên được. Tâm bất tại yên là thế nào? Tâm nào bất tại yên? Tâm có thể bất tại yên được chăng? Tâm là gì? Tại là sao? Ở đây phải hiểu tâm là cái cốt lõi.
Một định nghĩa của tâm thật đáng ngạc nhiên: Tâm là cái kho tích chứa. Nếu thế cái tâm này làm sao trống không? Vứt bỏ những thứ tích chứa từ vô lượng kiếp đi đâu? Nếu tâm có khả năng tích chứa thì nó cũng có khả năng giũ bỏ. Bỏ đi đâu? Nếu chẳng có gì ngoài tâm thì tích bỏ đi đâu? Về một phía tâm như vậy có khả năng giống cái thùng sơn đen mà các vị Thiền Sư ưa nhắc đến, và cần được đâm thủng, để cho ánh sáng thấu thoát. Ánh sáng bị nhốt chặt trong tâm chăng? Như vậy tâm giống như các black holes lỗ đen trong vũ trụ này chăng? Nói như Ngài Long Thọ thì tâm như hư không vô sở hữu.
Tâm thật quan trọng. Nó chính là cái nền tảng mà mọi thứ khác dựa trên đó mà có sự hiện hữu. Nó duy trì sự hiện hữu cho thân, tâm và thế giới vũ trụ. Không những thế, nó sáng tạo và hủy diệt thân, tâm cùng thế giới. Như thế tâm lúc nào cũng tại. Vậy lúc tâm bất tại là khi nào? Ở đâu? Tâm phụ thuộc vào khi nào và ở đâu chăng? Nhà Phật nói “Nhất thiết duy tâm tạo” thì chẳng thể nói điều ngược lại là tâm phụ thuộc vào cái gì mà có. Mọi tư duy, hành động đều từ cái kho tâm tích tập lưu xuất và trở về, đều từ cái kho này mà giá sắc. Tâm cũng có nghĩa là thổ trong câu thổ viên giá sắc. Tác động luôn trong 2 chiều. Thế nên tại cùng bất tại là hai phương diện của tâm. Bất tại là khi tâm đang ẩn như trong lúc ngủ say không mộng. Nói thế cũng chưa chính xác vì tâm có lúc nào không hiện hữu đâu. Thế nên
Hiện Hữu = Tồn Tại = Hư Không Vô Sở Hữu = Tâm.
Tại cùng bất tại chỉ là nói về phương diện tác động, về dụng, chẳng phải thể. Nói thế cũng là gượng nói vì bản chất của ngôn ngữ là con đẻ của tâm, có nguồn từ tâm thì lấy đâu ra mà chỉ cùng trỏ. Tâm thể là nơi ngôn ngữ đạo đoạn, chữ tâm cũng chỉ là gượng đặt ra, đâu cho tư duy luận bàn. Chỗ này rất khó vì phải vượt qua ngôn ngữ, là chỗ mà ngôn ngữ chẳng thể với đến để diễn tả luận bàn. Tâm vốn vô hình tướng lấy gì luận bàn. Luận bàn thường là rơi vào hình tướng dù là vi tế đi nữa. Chỗ luận bàn cũng vô hình tướng thì luận bàn tức phi luận bàn thị danh luận bàn. Thế nên chỉ có Im Lặng như ngài Tịnh Danh Duy Ma Cật may ra mới đến chỗ chí lí vậy. Chính Đức Ramana cũng nói Im Lặng chính là sự khai thị tối thượng, cũng là chỗ truyền thừa ngoài giáo lí. Bậc Đạo Sư tối sơ Dakshinamurthy ngồi Im Lặng mà tất cả đệ tử của Ngài đều liễu hội thông suốt. Nói Im Lặng cũng là thừa. Ngoài Im Lặng ra chỉ là hí luận cho quên đi cuộc đời buồn tênh. Buồn đến cực tất sinh vui, vui cực sinh buồn. Đáo để vẫn bất sinh bất diệt.
Thế nói nhiều để làm gì? Im Lặng vốn là nói năng vô tận vô biên, còn thêm cái nói láo lếu phỉ báng của hai miếng da làm gì. Làm thế nào để đến cái chỗ Im Lặng đáo bỉ ngạn, cái Im Lặng đăng phong tạo cực, cái chỗ Im Lặng tâm bất tại yên, cái Im Lặng không cho tâm cắm dùi này? Cái chỗ tâm bất tại yên này thì dù cho có thính cũng bất văn, có thị cũng bất kiến, có thực cũng bất tri kì vị. Cái chỗ Vô Ngôn thì lấy gì để nói, cái chỗ Vô Tướng thì lấy gì để nhìn, cái chỗ Vô Thanh thì lấy gì để nghe, cái chỗ Vô Vị thì lấy gì để phân biệt mùi vị. Tâm tại yên nên thích nói, thích nghe, thích nhìn, thích có mùi vị, đủ thứ tri kiến trên đời, chẳng thể dừng nghỉ. Chỉ vì chữ tại này mà thiên hạ lầm than và hay đổ tại. Tại tôi có ở đời, tại có tâm, tại tại và tại tại. Vốn tâm ở đây và bây giờ, nhưng thêm vào chữ tại hay bất tại liền thành biển rộng sông dài ngăn chia đôi bờ, thế là hào li hữu sai thiên địa huyền cách.
Có cái gì cứ mãi động đậy muốn chui ra từ đâu đó trong tâm thức cuồng điên. Ngồi yên không được, phải loay hoay tìm một cái gì đó lấp trống nỗi cô đơn vô vị của cuộc đời. Chưa tìm được sự an lạc trong nội tâm. Chính cái cảm giác chưa tìm được đó là một nỗi bực dọc ray rứt kéo theo biết bao sự xô đẩy của tâm thức hạ liệt, như một chuỗi mắt xích dây chuyền lộn lạo cuốn xoắn vào nhau đan thành những dây trói vô hình có khả năng đưa cái gọi là chúng ta lang thang lảo đảo mãi trong tam giới. Tại sao chúng ta phải tu hành? Cái gì đó đã ngăn chặn chúng ta không theo được con đường ta muốn theo. Mãi mãi cũng chỉ là những tư tưởng tham sân si còn tồn đọng tận đáy của cái tâm chứa chấp. Tất cả chủng tử hiện hành cần phải chuyển hoá, nếu không nó lại lắng đọng trở lại vào kho đem theo tất cả những sức mạnh phù phiếm chờ một cơ hội trong kiếp khác để ló đầu ra mà tác oai tác quái. Kiếp khác đây không có nghĩa phải chờ thân xác này chết đi rồi đầu thai mượn xác thân khác mà kiếp khác là mỗi khi ngủ say tỉnh dậy ta có đủ tinh thần nghị lực để chuyển hoá hay bị những hư vọng tồn đọng kéo lôi tiếp tục đi trong luân hồi. Ngủ cũng chiêm bao, tỉnh cũng chiêm bao nên người xưa nói túy sinh mộng tử. Sao không nhìn thẳng lại, chấn chỉnh tất cả sức mạnh tinh thần nhìn cho ngay ngắn chín chắn lại và tự hỏi: “Cái gì đang khuấy động, đang lưu chuyển, diễn xuất thành tấn kịch vũ trụ? Cái đó là cái gì? Ai thấy cái đó? Cái ai này là cái gì?” Đảo chuyển càn khôn cũng chỉ là cái ‘Ai’ này. Có ai tìm ra câu trả lời chưa? Tìm câu trả lời cho ai? Chỉ có cái ai này tự hỏi tự trả lời, tự sinh, tự diệt, nhưng cái ai đó rốt ráo có dính dáng gì với cái đang xảy ra chăng? Không biết thật là thân thiết. Chỉ có thể hỏi: “Ai không biết?” Cái gì có thể hỏi “ai không biết?”?
Nên chân chân thật thật mà hỏi câu hỏi tối hậu này: “Ta là ai?” may ra có con đường ra chăng? Cứ thực hành rồi sẽ thấy. Chân thật thực hành không màng thân, tâm cùng thế giới vũ trụ thì một lúc nào đó chín mùi, cái tâm bất tại yên đột nhiện hiện xuất, lúc đó giống như Triệu Tử Long gặp được chân chúa. Đó chính là vẹt được mây mù trông thấy trời xanh, thật là nghĩa sĩ trong thiên hạ. Như gặp lại chính Mình, ồ lên một tiếng, cả bầu trời hư không tan rã. Tất cả chỉ còn lại Mình Mình. Nhưng chữ ồ này thốt lên đâu phải dễ. Trải qua trăm cay ngàn đắng, muôn kiếp phôi pha chưa chắc đã thốt lên được tiếng ồ này. Những tiếng ồ khác chỉ là trong mơ nói chuyện mộng mị, cho qua tháng ngày chiêm bao mở mắt. Hãy tham đi, hãy chiếu cố đi. Thoại đầu cũng là tâm đầu, cũng là ngã đầu, ngô đầu. Cả cuộc đời chỉ là bài ‘Ngô Ca’, ‘Ngã Ca’, ‘Tao Ca’ hãy hát lên với tất cả tấm chân tình.
Tao Ca
Tao là ai? Ai là Tao?
Hát lên khúc nhạc Tao-Tao muôn trùng
Sao trời lấp lánh mông lung
Đời người mộng mị lung tung tối ngày
Thùy thị Ngã? Ngã thị thùy?
Thiên thu bát nhã một chùy tan hoang
Kiếm đã gãy, mộng đã tan
Một trường huyễn ảnh lăng xăng mất rồi
Sinh diệt thôi tịch diệt hồi
Mùa xuân bất diệt đã thôi nảy mầm
Ngưng tất cả chớ lầm lầm
Khúc ca sẵn có thằng câm mỉm cười.
Cuối Xuân năm Tân Mão, 2011
Văn Tâm cẩn chí