PHẦN III
TRUYỆN
一 陰 一 陽 之 謂 道
繼 之 者 善 也 成 之 者 性 也. |
Nhất âm nhất dương chi vị đạo
Kế chi giả thiện dã Thành chi giả tính dã. Hệ Từ Thượng, chương 5, tiết 1 và 2. |
Tự
Trong Phần III này sẽ phiên âm, dịch, và giảng Hệ Từ Truyện, Thuyết Quái Truyện, và Tạp Quái Truyện.
Nguyên lai Dịch của Phục Hi chỉ gồm có vạch dương vạch âm mà thôi. Trước đó nữa là Dịch của trời đất, tức là những cặp đôi thường được thấy khắp nơi trong vũ hoàn, hay trong nhân thoại của dân gian. Đó mới chính là Kinh Dịch vô tự 經 易 無 字.
Vua Phục Hi nhìn thấu được nét gấp đôi đó nên tóm tắt đặt ra 8 quẻ đơn và 64 quẻ kép mà bao quát hết mọi sự mọi vật trên đời. Đó chính là Kinh Dịch hữu tượng vô tự 經 易 有 象 無 字.
Sau Văn Vương và Chu Công do thấy chỉ có tượng mà không có lời thêm vào, e đời sau người ta không nhận ra được ý chỉ, nên thêm ít lời ngắn gọn cách bi kí để thích nghĩa các quẻ và hào.
Những lời này là Kinh văn của Kinh Dịch, gọi là thoán từ 彖 辭 hay lời quẻ và hào từ 爻 辭 hay lời hào. Đây là phần Kinh Dịch hữu tự 經 易 有 字.
Sau đó đến thời của đức Khổng, ngài thấy văn từ quá cô đọng súc tích, nên đã tạo ra thập truyện 十 傳 để giải thích các lời thoán và hào này. Thập truyện gồm bảy loại là:
1. Văn Ngôn 文 言
2. Thoán Truyện 彖 傳 (Thượng Hạ)
3. Tượng Truyện 象 傳 (Thượng Hạ)
4. Hệ Từ Truyện 繫 辭 傳 (Thượng Hạ)
5. Thuyết Quái Truyện 說 卦 傳
6. Tự Quái Truyện 序 卦 傳
7. Tạp Quái Truyện 雜 卦 傳.
Truyện là văn từ riêng của Đức Khổng bàn tóm hết đại thể của toàn Kinh. Sau đây xin thích nghĩa về từng truyện.
Văn Ngôn 文 言 phân ra làm hai tiết, giải thích ý nghĩa tượng trưng của hai quẻ Càn và Khôn. Văn ngôn là lời để tô điểm cho hai quẻ Càn, Khôn, vì Càn Khôn là hai cánh cửa mở vào tòa nhà Kinh Dịch, 62 quẻ còn lại đều phát xuất từ đây. Văn Ngôn đã được phiên âm, dịch và giảng ở phần II nên ở đây không chép lại.
Thoán Truyện 彖 傳 cũng theo Thượng Hạ kinh mà chia ra làm hai thiên Thượng Hạ, tổng cộng 64 tiết, chia ra để chú nghĩa tên quẻ, lời quẻ của 64 quẻ và ý lớn của mỗi quẻ. Thoán Truyện đã được phiên âm, dịch và giảng ở phần II nên ở đây không chép lại. Thoán 彖 có nghĩa là đoán. Nhưng ở đây khi là tên trong Kinh Truyện, nó có hai nghĩa:
1. Nghĩa thứ nhất là những lời ở dưới quẻ là để tổng bàn về nghĩa của một quẻ,
2. Nghĩa thứ hai là tổng bàn về thể của một quẻ, nói rõ ý mà từ đó nó sinh ra.
Tượng Truyện 象 傳 cũng theo Thượng Hạ kinh mà chia ra làm hai thiên Thượng Hạ, chú thích tượng quẻ của các quẻ và tượng hào của các hào. Trong đó phần chú thích tượng quẻ của 64 quẻ gọi là Đại Tượng Truyện 大 象 傳, phần chú thích tượng hào của 384 hào gọi là Tiểu Tượng Truyện 小 象 傳. Tượng Truyện đã được phiên âm, dịch và giảng ở phần II nên ở đây không chép lại. Tượng 象 nghĩa là hình tượng, tượng trưng. Nhưng khi là tên trong Kinh Truyện, nó có hai nghĩa:
1. Nghĩa thứ nhất là chỉ hình quẻ và lời quẻ,
2. Nghĩa thứ hai là phân tích ý nghĩa tượng trưng của quẻ và hào.
Hệ Từ Truyện 繫 辭 傳 vì không thể phụ vào dưới mỗi quẻ hay hào được, và vì số trang của mỗi thiên khá dài nên nó được chia ra làm hai thiên Thượng và Hạ gọi là Hệ Từ Thượng Truyện và Hệ Từ Hạ Truyện. Hệ Từ 繫 辭 có nghĩa là lời treo, có hai hàm ý:
1. Ý thứ nhất chỉ lời quẻ, lời hào, là thánh nhân buộc từ này ở dưới mỗi quẻ, mỗi hào,
2. Ý thứ hai là để trình bày lời buộc vào lời kinh ở thiên Thượng, Hạ, điều nào cũng thông suốt nghĩa lí.
Thuyết Quái Truyện 說 卦 傳 là chuyên luận nói về các ví dụ về tượng của Bát Quái, giải thích rộng toàn thể các quẻ của Kinh Dịch và đặt ra những qui tắc. Thuyết Quái Truyện cũng là một dực trong thập dực, để thuyết minh cho rõ nghĩa từng quẻ, và cũng là nền tảng triết lí siêu hình động đích của Kinh Dịch.
Tự Quái Truyện 序 卦 傳 là giải thích về sự sắp xếp thứ tự của 64 quẻ trong Kinh Dịch, nêu lên ý nghĩa tiếp nối của các quẻ. Toàn văn chia làm hai phần: phần đầu nói về thứ tự của 30 quẻ từ quẻ Càn đến quẻ Li ở Thượng kinh, phần sau nói về thứ tự của 34 quẻ từ quẻ Hàm đến quẻ Vị Tế ở Hạ kinh. Riêng Tự Quái Truyện đã được phiên âm, dịch, và giảng trong Phần II nên ở đây chỉ phiên âm mà thôi.
Tạp Quái Truyện 雜 卦 傳, tên của nó lấy ra từ nghĩa chữ tạp 雜, các quẻ rất hỗn tạp, các nghĩa của chúng đan xen với nhau.
Truyện cũng gọi là dực tức cái cánh của con chim. Do Kinh Dịch đến đời đức Khổng xem như đã thành hình con rồng hoàn toàn rồi. Ngài làm ra thập dực để thắp vào con rồng những cánh chim tiên để Rồng có thể bay lượn và biến hóa như Tiên. Điều này dường như bắt nguồn từ tiềm thức cộng thông của Dân Tộc Việt mà Ngài dùng chữ dực tức cánh chim. Vì tiên và chim có cùng một họ hàng dọc nên khi gắn cánh chim vào con rồng Kinh Dịch, là Ngài đã ngầm nói lên sứ mệnh của Con Rồng Cháu Tiên gắn bó như thế nào rồi.
Dấu vết của Dịch, như tiên trên trời, như rồng dưới biển, làm sao để tìm, do đó xin tặng quí đạo hữu câu đối sau:
空 相 空 形 空 心 空 見
Không tướng không hình không tâm không kiến
無 聲 無 臭 無 性 無 聞.
Vô thanh vô xú vô tính vô văn.
27/11/89
Nguyên lai Dịch của Phục Hi chỉ gồm có vạch dương vạch âm mà thôi. Trước đó nữa là Dịch của trời đất, tức là những cặp đôi thường được thấy khắp nơi trong vũ hoàn, hay trong nhân thoại của dân gian. Đó mới chính là Kinh Dịch vô tự 經 易 無 字.
Vua Phục Hi nhìn thấu được nét gấp đôi đó nên tóm tắt đặt ra 8 quẻ đơn và 64 quẻ kép mà bao quát hết mọi sự mọi vật trên đời. Đó chính là Kinh Dịch hữu tượng vô tự 經 易 有 象 無 字.
Sau Văn Vương và Chu Công do thấy chỉ có tượng mà không có lời thêm vào, e đời sau người ta không nhận ra được ý chỉ, nên thêm ít lời ngắn gọn cách bi kí để thích nghĩa các quẻ và hào.
Những lời này là Kinh văn của Kinh Dịch, gọi là thoán từ 彖 辭 hay lời quẻ và hào từ 爻 辭 hay lời hào. Đây là phần Kinh Dịch hữu tự 經 易 有 字.
Sau đó đến thời của đức Khổng, ngài thấy văn từ quá cô đọng súc tích, nên đã tạo ra thập truyện 十 傳 để giải thích các lời thoán và hào này. Thập truyện gồm bảy loại là:
1. Văn Ngôn 文 言
2. Thoán Truyện 彖 傳 (Thượng Hạ)
3. Tượng Truyện 象 傳 (Thượng Hạ)
4. Hệ Từ Truyện 繫 辭 傳 (Thượng Hạ)
5. Thuyết Quái Truyện 說 卦 傳
6. Tự Quái Truyện 序 卦 傳
7. Tạp Quái Truyện 雜 卦 傳.
Truyện là văn từ riêng của Đức Khổng bàn tóm hết đại thể của toàn Kinh. Sau đây xin thích nghĩa về từng truyện.
Văn Ngôn 文 言 phân ra làm hai tiết, giải thích ý nghĩa tượng trưng của hai quẻ Càn và Khôn. Văn ngôn là lời để tô điểm cho hai quẻ Càn, Khôn, vì Càn Khôn là hai cánh cửa mở vào tòa nhà Kinh Dịch, 62 quẻ còn lại đều phát xuất từ đây. Văn Ngôn đã được phiên âm, dịch và giảng ở phần II nên ở đây không chép lại.
Thoán Truyện 彖 傳 cũng theo Thượng Hạ kinh mà chia ra làm hai thiên Thượng Hạ, tổng cộng 64 tiết, chia ra để chú nghĩa tên quẻ, lời quẻ của 64 quẻ và ý lớn của mỗi quẻ. Thoán Truyện đã được phiên âm, dịch và giảng ở phần II nên ở đây không chép lại. Thoán 彖 có nghĩa là đoán. Nhưng ở đây khi là tên trong Kinh Truyện, nó có hai nghĩa:
1. Nghĩa thứ nhất là những lời ở dưới quẻ là để tổng bàn về nghĩa của một quẻ,
2. Nghĩa thứ hai là tổng bàn về thể của một quẻ, nói rõ ý mà từ đó nó sinh ra.
Tượng Truyện 象 傳 cũng theo Thượng Hạ kinh mà chia ra làm hai thiên Thượng Hạ, chú thích tượng quẻ của các quẻ và tượng hào của các hào. Trong đó phần chú thích tượng quẻ của 64 quẻ gọi là Đại Tượng Truyện 大 象 傳, phần chú thích tượng hào của 384 hào gọi là Tiểu Tượng Truyện 小 象 傳. Tượng Truyện đã được phiên âm, dịch và giảng ở phần II nên ở đây không chép lại. Tượng 象 nghĩa là hình tượng, tượng trưng. Nhưng khi là tên trong Kinh Truyện, nó có hai nghĩa:
1. Nghĩa thứ nhất là chỉ hình quẻ và lời quẻ,
2. Nghĩa thứ hai là phân tích ý nghĩa tượng trưng của quẻ và hào.
Hệ Từ Truyện 繫 辭 傳 vì không thể phụ vào dưới mỗi quẻ hay hào được, và vì số trang của mỗi thiên khá dài nên nó được chia ra làm hai thiên Thượng và Hạ gọi là Hệ Từ Thượng Truyện và Hệ Từ Hạ Truyện. Hệ Từ 繫 辭 có nghĩa là lời treo, có hai hàm ý:
1. Ý thứ nhất chỉ lời quẻ, lời hào, là thánh nhân buộc từ này ở dưới mỗi quẻ, mỗi hào,
2. Ý thứ hai là để trình bày lời buộc vào lời kinh ở thiên Thượng, Hạ, điều nào cũng thông suốt nghĩa lí.
Thuyết Quái Truyện 說 卦 傳 là chuyên luận nói về các ví dụ về tượng của Bát Quái, giải thích rộng toàn thể các quẻ của Kinh Dịch và đặt ra những qui tắc. Thuyết Quái Truyện cũng là một dực trong thập dực, để thuyết minh cho rõ nghĩa từng quẻ, và cũng là nền tảng triết lí siêu hình động đích của Kinh Dịch.
Tự Quái Truyện 序 卦 傳 là giải thích về sự sắp xếp thứ tự của 64 quẻ trong Kinh Dịch, nêu lên ý nghĩa tiếp nối của các quẻ. Toàn văn chia làm hai phần: phần đầu nói về thứ tự của 30 quẻ từ quẻ Càn đến quẻ Li ở Thượng kinh, phần sau nói về thứ tự của 34 quẻ từ quẻ Hàm đến quẻ Vị Tế ở Hạ kinh. Riêng Tự Quái Truyện đã được phiên âm, dịch, và giảng trong Phần II nên ở đây chỉ phiên âm mà thôi.
Tạp Quái Truyện 雜 卦 傳, tên của nó lấy ra từ nghĩa chữ tạp 雜, các quẻ rất hỗn tạp, các nghĩa của chúng đan xen với nhau.
Truyện cũng gọi là dực tức cái cánh của con chim. Do Kinh Dịch đến đời đức Khổng xem như đã thành hình con rồng hoàn toàn rồi. Ngài làm ra thập dực để thắp vào con rồng những cánh chim tiên để Rồng có thể bay lượn và biến hóa như Tiên. Điều này dường như bắt nguồn từ tiềm thức cộng thông của Dân Tộc Việt mà Ngài dùng chữ dực tức cánh chim. Vì tiên và chim có cùng một họ hàng dọc nên khi gắn cánh chim vào con rồng Kinh Dịch, là Ngài đã ngầm nói lên sứ mệnh của Con Rồng Cháu Tiên gắn bó như thế nào rồi.
Dấu vết của Dịch, như tiên trên trời, như rồng dưới biển, làm sao để tìm, do đó xin tặng quí đạo hữu câu đối sau:
空 相 空 形 空 心 空 見
Không tướng không hình không tâm không kiến
無 聲 無 臭 無 性 無 聞.
Vô thanh vô xú vô tính vô văn.
27/11/89