TỔ SƯ THIỀN
不 立 文 字
教 外 别 傳 直 指 人 心 見 性 成 佛 |
Bất lập văn tự
Giáo ngoại biệt truyền Trực chỉ nhân tâm Kiến tính thành Phật |
向 上 一 路 密 不 通 風
末 後 一 關 寸 步 難 行 |
Hướng thượng nhất lộ mật bất thông phong
Mạt hậu nhất quan thốn bộ nan hành |
Thiền Sư Duy Lực chỉ dẫn cách tham thoại đầu trong Tổ Sư Thiền như sau:
Hỏi : Xin Sư Phụ giảng về CÁCH THỰC HÀNH THAM TỒ SƯ THIỀN.
Đáp: Trước nhất phải biết ngồi thiền chẳng phải tham thiền, tham thiền chẳng cần ngồi. Nhiều người lầm tưởng ngồi thiền tức tham thiền, kỳ thật chẳng phải; bất cứ lúc nào cũng phải tham: Đi đứng nằm ngồi, đang làm công việc tay chân, sử dụng bộ não, đang ăn cơm, đi cầu, ngủ mê cũng phải tham. Chư Tổ ở Ấn Độ trên hình ảnh có đủ thứ cách ngồi, không nhất định phải ngồi Kiết già.
* Nhưng phải tham như thế nào? Chữ THAM là nghi, nghi tức không hiểu. Một việc gì đã thấu hiểu rồi thì hết nghi; tâm suy nghĩ giải thích câu thoại đầu, cho ra một câu đáp án ấy là hồ nghi, chẳng phải chánh nghi. Chánh nghi là chỉ cho tâm nghi, không cho tâm đi tìm hiểu, không cho tâm đi giải thích đáp án. Chánh nghi mới là tham thiền, hồ nghi chẳng phải tham thiền.
* Tham Thiền rất chú trọng đến nghi, chỉ cần có nghi tình, ngoài ra không cần biết đến tất cả. Các pháp tu khác hay trừ vọng tưởng hoặc buông bỏ vọng tưởng, tham Tổ Sư Thiền không cho trừ vọng tưởng, không được đè nén vọng tưởng, không được buông bỏ vọng tưởng, vọng tưởng nỗi lên bao nhiêu cũng mặc kệ, không biết tới. Vậy thì phải làm sao ? Chỉ cần đề câu thoại đầu khởi lên nghi tình thì chính nghi tình đó là cây chổi automatic để quét sạch tất cả, có vọng tưởng cũng quét, không có vọng tưởng cũng quét, khỏi cần tác ý.
* LÀM THẾ NÀO ĐỂ KHỞI LÊN NGHI TÌNH ? Phải nhìn vào câu thoại đầu. Ngài Hư Vân nói "Thoại đầu là cây gậy", như người đi đường nhờ cây gậy để đi, tham thiền nhờ câu thoại đầu làm cây gậy để đi.
Tham thoại đầu cũng gọi là khán thoại đầu, thoại đầu thì rất nhiều, muôn muôn ngàn ngàn, ở đây chỉ đề ra năm câu thoại đầu, mỗi người tự chọn một câu khó hiểu nhất, cảm thấy không hiểu nỗi thì câu đó thích hợp cho mình tham. Năm câu thoại đầu gồm :
1/ Khi chưa có trời đất ta là cái gì ?
2/ Trước khi cha mẹ chưa sanh, mặt mũi bản lai của ta như thế nào ?
3/ Chẳng phải tâm, chẳng phải Phật, chẳng phải vật, là cái gì ?
4/ Vạn pháp qui một, một qui chỗ nào ?
5/ Sanh từ đâu đến, chết đi về đâu ?
Năm câu thoại đầu chỉ được chọn một câu khó hiểu nhất, tham đến kiến tánh thành Phật mới thôi, không cho lựa hai câu, cũng không được đổi qua đổi lại, phải ôm chặt lấy một câu thoại đầu tham đến cùng. Hỏi thầm trong bụng "Khi chưa có trời đất ta là cái gì ?" Có hỏi thì có đáp, không hiểu thì đáp không ra, thắc mắc không hiểu tức đã phát khởi nghi tình, Hỏi lần thứ nhất, đáp không ra, hỏi tiếp lần thứ hai, vẫn đáp không ra, hỏi tiếp lần thứ ba. cứ hỏi tiếp hoài , ngày đêm chẳng ngừng, gọi là miên mật. Tham thiền cần có sự miên mật, miên là kéo dài, mật là không có kẽ hở, liên tiếp không có kẽ hở, không cho gián đoạn, miên mật mãi mới thành khối.
* Tham thiền chú trọng đến cái không hiểu, việc thế gian muốn hiểu thì khó, không hiểu thì dễ, nên bà già 80 - 90 tuổi vẫn tham được; trẻ con 3 - 4 tuổi cũng tham được, chỉ cần một cái không hiểu là được.
* Tham thiền nghi tình nặng, không hiểu nhiều, có thể ảnh hưởng đến nhức đầu, tức ngực, khó thở, ấy thì nhức chừng nào tốt chừng nấy, mặc dù lúc đó cảm thấy rất khó chịu nhưng phải ráng, vì đó là tình hình tốt, phải có tâm quyết tử mới có thể kiến tánh, cứ dũng mãnh tiến tới, chớ có sợ. Vì tình trạng đó chỉ kéo dài từ năm - bảy ngày sẽ hết. Nhưng nếu khi ngồi thiền có tình trạng nhức đầu tức ngực khó thở thì không được, phải mau đứng dậy đi kinh hành hoặc kiếm việc khác làm.
* THAM THIỀN KHÔNG PHÂN BIỆT TƯ CÁCH : Theo Phật pháp thì từ Tiểu thừa, Trung thừa, Đại thừa cho đến Tối Thượng thừa, thuộc về chánh pháp luôn phải phá ngã chấp; nếu không phá ngã chấp thì chẳng thể ra khỏi sanh tử luân hồi.
* Căn bản của người tham thiền là PHÁ NGÃ CHẤP, VÔ SỞ CẦU, VÔ SỞ ĐẮC, VÔ SỞ SỢ, phải luôn luôn nhớ lấy. Hễ có sở đắc là còn chấp ngã, có sở cầu là còn chấp ngã, có sở sợ là còn chấp ngã, nên phải luôn nhớ chín chữ VÔ SỞ ĐẮC, VÔ SỞ CẦU, VÔ SỞ SỢ để phá. Tâm Kinh nói "Vô trí diệc vô đắc", chẳng những Thiền tông, các pháp môn khác cũng vậy.
* Thông thường, người ta nói đến "Trì kinh", lầm tưởng tụng kinh tức trì kinh, ấy là sai lầm. Trì là phải hành trì, nếu chỉ có tụng niệm , ấy là tụng niệm chứ chẳng phải trì kinh. Nay chúng ta tham thiền tức trì kinh. Tham Thiền là cây chổi automatic để trì kinh, tham thiền là đúng theo ý chỉ của Bát Nhã Tâm Kinh.
* Người thường cho rằng tham thiền phải thượng căn thượng trí mới có thể tham được, sự thật từ lịch đại Tổ Sư cho đến đời Mãn Thanh, đã có bảy ngàn Tổ, vị Tổ nào cũng nói " Ai cũng có thể tham được", bất cứ già trẻ, nam nữ, thông minh, dốt nát, khờ ngốc v.v. Trong Truyền Đăng Lục, nhiều người khờ ngốc vẫn được kiến tánh, thì tại sao mọi người cứ cho tham thiền là khó ? Tại không chịu thực hành, không có tham thiền mà chỉ nghe những người ham tạo tội địa ngục, chẳng biết Tổ Sư Thiền là gì, cứ lấy ý mình đoán, hễ thấy người ta ngồi thiền tưởng là tham thiền, nói là dễ tẩu hỏa nhập ma, ấy là sai lầm.
* Những người không biết về thiền mà phê bình thiền, tạo tội địa ngục rất nặng. Theo ngài Lai Quả Thiền sư trong Ngữ Lục của ngài nói: "Nếu phỉ báng thiền mà tự chướng ngại không dám tham thiền, phải đọa địa ngục Vô-Gián ( Địa ngục A-Tỳ ) một đại kiếp; hễ phỉ báng thiền làm chướng ngại người khác không dám tham thiền thì phải đọa địa ngục Vô gián bốn đại kiếp, chứ chẳng phải nói chơi vậy". Nhiều người không biết, lấy ý mình nói đại, thật đáng thương xót.
* Tại sao chỉ chướng ngại mình chứ chẳng phải chướng ngại người khác mà phải đọa địa ngục một đại kiếp? Theo Lai Quả Thiền sư nói, tất cả Phật quá khứ, Phật vị lai đều do tham thiền mà thành Phật; hễ một người kiến tánh thành Phật sẽ độ vô lượng vô biên chúng sanh. Nay do mình phỉ báng thiền, chẳng được thành Phật, khiến vô lượng vô biên chúng sanh không được giải thoát, ấy là lỗi tại mình, nên có tội nặng như thế. Cho nên, phỉ báng thiền tạo tội rất nặng; theo tội thế gian chỉ một đền một, ví như đã cắt cổ một trăm con gà, ăn thịt một trăm con gà ấy, bất quá làm con gà một trăm đời để người khác cắt cổ, ăn thịt rồi là hết. Còn phỉ báng Phật pháp thì tội gấp muôn triệu ngàn lần, trong địa ngục A Tỳ hết đại kiếp này đến đại kiếp khác, thậm chí thế giới này hoại rồi phải dời đến thế giới khác để chịu tội. Thế nên, hễ mình không biết thì chớ nên phỉ báng, nói là có hại.
Hỏi : Xin Sư Phụ giảng về CÁCH THỰC HÀNH THAM TỒ SƯ THIỀN.
Đáp: Trước nhất phải biết ngồi thiền chẳng phải tham thiền, tham thiền chẳng cần ngồi. Nhiều người lầm tưởng ngồi thiền tức tham thiền, kỳ thật chẳng phải; bất cứ lúc nào cũng phải tham: Đi đứng nằm ngồi, đang làm công việc tay chân, sử dụng bộ não, đang ăn cơm, đi cầu, ngủ mê cũng phải tham. Chư Tổ ở Ấn Độ trên hình ảnh có đủ thứ cách ngồi, không nhất định phải ngồi Kiết già.
* Nhưng phải tham như thế nào? Chữ THAM là nghi, nghi tức không hiểu. Một việc gì đã thấu hiểu rồi thì hết nghi; tâm suy nghĩ giải thích câu thoại đầu, cho ra một câu đáp án ấy là hồ nghi, chẳng phải chánh nghi. Chánh nghi là chỉ cho tâm nghi, không cho tâm đi tìm hiểu, không cho tâm đi giải thích đáp án. Chánh nghi mới là tham thiền, hồ nghi chẳng phải tham thiền.
* Tham Thiền rất chú trọng đến nghi, chỉ cần có nghi tình, ngoài ra không cần biết đến tất cả. Các pháp tu khác hay trừ vọng tưởng hoặc buông bỏ vọng tưởng, tham Tổ Sư Thiền không cho trừ vọng tưởng, không được đè nén vọng tưởng, không được buông bỏ vọng tưởng, vọng tưởng nỗi lên bao nhiêu cũng mặc kệ, không biết tới. Vậy thì phải làm sao ? Chỉ cần đề câu thoại đầu khởi lên nghi tình thì chính nghi tình đó là cây chổi automatic để quét sạch tất cả, có vọng tưởng cũng quét, không có vọng tưởng cũng quét, khỏi cần tác ý.
* LÀM THẾ NÀO ĐỂ KHỞI LÊN NGHI TÌNH ? Phải nhìn vào câu thoại đầu. Ngài Hư Vân nói "Thoại đầu là cây gậy", như người đi đường nhờ cây gậy để đi, tham thiền nhờ câu thoại đầu làm cây gậy để đi.
Tham thoại đầu cũng gọi là khán thoại đầu, thoại đầu thì rất nhiều, muôn muôn ngàn ngàn, ở đây chỉ đề ra năm câu thoại đầu, mỗi người tự chọn một câu khó hiểu nhất, cảm thấy không hiểu nỗi thì câu đó thích hợp cho mình tham. Năm câu thoại đầu gồm :
1/ Khi chưa có trời đất ta là cái gì ?
2/ Trước khi cha mẹ chưa sanh, mặt mũi bản lai của ta như thế nào ?
3/ Chẳng phải tâm, chẳng phải Phật, chẳng phải vật, là cái gì ?
4/ Vạn pháp qui một, một qui chỗ nào ?
5/ Sanh từ đâu đến, chết đi về đâu ?
Năm câu thoại đầu chỉ được chọn một câu khó hiểu nhất, tham đến kiến tánh thành Phật mới thôi, không cho lựa hai câu, cũng không được đổi qua đổi lại, phải ôm chặt lấy một câu thoại đầu tham đến cùng. Hỏi thầm trong bụng "Khi chưa có trời đất ta là cái gì ?" Có hỏi thì có đáp, không hiểu thì đáp không ra, thắc mắc không hiểu tức đã phát khởi nghi tình, Hỏi lần thứ nhất, đáp không ra, hỏi tiếp lần thứ hai, vẫn đáp không ra, hỏi tiếp lần thứ ba. cứ hỏi tiếp hoài , ngày đêm chẳng ngừng, gọi là miên mật. Tham thiền cần có sự miên mật, miên là kéo dài, mật là không có kẽ hở, liên tiếp không có kẽ hở, không cho gián đoạn, miên mật mãi mới thành khối.
* Tham thiền chú trọng đến cái không hiểu, việc thế gian muốn hiểu thì khó, không hiểu thì dễ, nên bà già 80 - 90 tuổi vẫn tham được; trẻ con 3 - 4 tuổi cũng tham được, chỉ cần một cái không hiểu là được.
* Tham thiền nghi tình nặng, không hiểu nhiều, có thể ảnh hưởng đến nhức đầu, tức ngực, khó thở, ấy thì nhức chừng nào tốt chừng nấy, mặc dù lúc đó cảm thấy rất khó chịu nhưng phải ráng, vì đó là tình hình tốt, phải có tâm quyết tử mới có thể kiến tánh, cứ dũng mãnh tiến tới, chớ có sợ. Vì tình trạng đó chỉ kéo dài từ năm - bảy ngày sẽ hết. Nhưng nếu khi ngồi thiền có tình trạng nhức đầu tức ngực khó thở thì không được, phải mau đứng dậy đi kinh hành hoặc kiếm việc khác làm.
* THAM THIỀN KHÔNG PHÂN BIỆT TƯ CÁCH : Theo Phật pháp thì từ Tiểu thừa, Trung thừa, Đại thừa cho đến Tối Thượng thừa, thuộc về chánh pháp luôn phải phá ngã chấp; nếu không phá ngã chấp thì chẳng thể ra khỏi sanh tử luân hồi.
* Căn bản của người tham thiền là PHÁ NGÃ CHẤP, VÔ SỞ CẦU, VÔ SỞ ĐẮC, VÔ SỞ SỢ, phải luôn luôn nhớ lấy. Hễ có sở đắc là còn chấp ngã, có sở cầu là còn chấp ngã, có sở sợ là còn chấp ngã, nên phải luôn nhớ chín chữ VÔ SỞ ĐẮC, VÔ SỞ CẦU, VÔ SỞ SỢ để phá. Tâm Kinh nói "Vô trí diệc vô đắc", chẳng những Thiền tông, các pháp môn khác cũng vậy.
* Thông thường, người ta nói đến "Trì kinh", lầm tưởng tụng kinh tức trì kinh, ấy là sai lầm. Trì là phải hành trì, nếu chỉ có tụng niệm , ấy là tụng niệm chứ chẳng phải trì kinh. Nay chúng ta tham thiền tức trì kinh. Tham Thiền là cây chổi automatic để trì kinh, tham thiền là đúng theo ý chỉ của Bát Nhã Tâm Kinh.
* Người thường cho rằng tham thiền phải thượng căn thượng trí mới có thể tham được, sự thật từ lịch đại Tổ Sư cho đến đời Mãn Thanh, đã có bảy ngàn Tổ, vị Tổ nào cũng nói " Ai cũng có thể tham được", bất cứ già trẻ, nam nữ, thông minh, dốt nát, khờ ngốc v.v. Trong Truyền Đăng Lục, nhiều người khờ ngốc vẫn được kiến tánh, thì tại sao mọi người cứ cho tham thiền là khó ? Tại không chịu thực hành, không có tham thiền mà chỉ nghe những người ham tạo tội địa ngục, chẳng biết Tổ Sư Thiền là gì, cứ lấy ý mình đoán, hễ thấy người ta ngồi thiền tưởng là tham thiền, nói là dễ tẩu hỏa nhập ma, ấy là sai lầm.
* Những người không biết về thiền mà phê bình thiền, tạo tội địa ngục rất nặng. Theo ngài Lai Quả Thiền sư trong Ngữ Lục của ngài nói: "Nếu phỉ báng thiền mà tự chướng ngại không dám tham thiền, phải đọa địa ngục Vô-Gián ( Địa ngục A-Tỳ ) một đại kiếp; hễ phỉ báng thiền làm chướng ngại người khác không dám tham thiền thì phải đọa địa ngục Vô gián bốn đại kiếp, chứ chẳng phải nói chơi vậy". Nhiều người không biết, lấy ý mình nói đại, thật đáng thương xót.
* Tại sao chỉ chướng ngại mình chứ chẳng phải chướng ngại người khác mà phải đọa địa ngục một đại kiếp? Theo Lai Quả Thiền sư nói, tất cả Phật quá khứ, Phật vị lai đều do tham thiền mà thành Phật; hễ một người kiến tánh thành Phật sẽ độ vô lượng vô biên chúng sanh. Nay do mình phỉ báng thiền, chẳng được thành Phật, khiến vô lượng vô biên chúng sanh không được giải thoát, ấy là lỗi tại mình, nên có tội nặng như thế. Cho nên, phỉ báng thiền tạo tội rất nặng; theo tội thế gian chỉ một đền một, ví như đã cắt cổ một trăm con gà, ăn thịt một trăm con gà ấy, bất quá làm con gà một trăm đời để người khác cắt cổ, ăn thịt rồi là hết. Còn phỉ báng Phật pháp thì tội gấp muôn triệu ngàn lần, trong địa ngục A Tỳ hết đại kiếp này đến đại kiếp khác, thậm chí thế giới này hoại rồi phải dời đến thế giới khác để chịu tội. Thế nên, hễ mình không biết thì chớ nên phỉ báng, nói là có hại.
Trong Tổ Sư Thiền có một câu thoại đầu liên kết trời đất người như sau:
Khi chưa có Trời Đất, Ta là cái gì?
Hãy tham! Hãy tham!
Khi chưa có Trời Đất, Ta là cái gì?
Hãy tham! Hãy tham!
大 道 常 存 文 字 外
眞 詮 不 在 語 言 中 |
Đại đạo thường tồn văn tự ngoại
Chân thuyên bất tại ngữ ngôn trung |