LỜI CẢM TẠ
Nhân giả nhân dã.
Om Mani Padme Hum.
Nếu phải viết lời cảm tạ thì không biết phải tốn biết bao giấy mực trong vô lượng kiếp mà cũng chẳng thể nói hết được.
Chúng sinh trong vô lượng pháp giới đều là cha mẹ của chính mình, đều là người ân của mình thì lời cảm tạ biết để vào đâu, và đến lúc nào mới thôi dứt. Có thể nói lời cảm tạ được hay sao? Tuy thế vẫn chẳng thể thoái thác mà không có vài lời cảm tạ thâm thiết.
Kinh Kim Cương, Đoạn 29, Uy Nghi Tịch Tĩnh viết:
如 來 者 無 所 從 來 亦 無 所 去 故 名 如 來.
Như Lai giả, vô sở tùng lai, diệc vô sở khứ, cố danh Như Lai.
Nghĩa là sao? Tức là:
不 來 不 去 卽 自 來 自 去 自 來 自 去 卽 不 來 不 去 來 去 會 通 去 來 無 礙 一 場 幻 夢 歸 無 所 得.
Bất lai bất khứ tức tự lai tự khứ, tự lai tự khứ tức bất lai bất khứ. Lai khứ hội thông, khứ lai vô ngại, nhất trường huyễn mộng, qui vô sở đắc.
Vạn Pháp Qui Tâm Lục, Chương 5, Giáo Thừa Sai Biệt viết:
Tịch chiếu không hai là Như, Bi nguyện chẳng bỏ là Lai. Kẻ phàm phu Lai mà chẳng Như. Tiểu Thừa Như mà chẳng Lai. Chỉ có Phật Thừa Như mà hay Lai.
Ôi Bi nguyện chẳng bỏ, Bi nguyện chẳng bỏ, lời thánh nhân sao quá bi thiết thâm tình, biến hồng trần vạn đại thành Tịnh Độ thiên thu.
Con chỉ là kẻ không biết tự lượng sức mình, cũng xin nối gót thánh nhân, tự phát Từ Bi Tâm, khởi xướng Tứ Vô Lượng Tâm Từ Bi Hỉ Xả làm hạnh nguyện tự độ độ sinh, tự giác giác sinh, lấy tứ đức Nguyên Hanh Lợi Trinh du hí nhân gian, đem Thâm Tình rải khắp chúng sinh vũ trụ, và thệ nguyện tận hư không biến pháp giới rằng:
衆 生 無 邊 誓 願 渡
煩 惱 無 盡 誓 願 斷
法 門 無 量 誓 願 學
佛 道 無 上 誓 願 成.
Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ
Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn
Pháp môn vô lượng thệ nguyện học
Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.
Người xưa nói: Hình bất sầu tắc tư bất viễn. Không khổ đau thì chẳng sinh trí huệ, không thệ nguyện thực chẳng có thâm tình.
Thôi hãy nhập cuộc chơi, chơi trò chơi thế mệnh. Cuộc đời vốn là một cuộc chơi bất tận là vì Hóa Nhi đa hí lộng. Hãy sống như chơi.
Ôi, trong cuộc chơi này, con xin thệ nguyện hồi hướng bố thí khắp nơi mọi phước lạc mà con đáng được hưởng cho tất cả chúng sinh trong tận hư không biến pháp giới để họ cùng tham gia cuộc chơi này vì vạn vật tinh dục nhi bất tương hại.
Om Mani Padme Hum.
Nhân giả Nhân dã.
Lời Đại Nguyện
Thiên thu nơi cõi lòng ta
Bao trùm miên viễn đậm đà mênh mang
Trong lòng chứa cả giang san
Hư tâm an lặng miên mang không cùng
Đối thời dục vật ung dung
An nhiên tự tại thời trung sự thường
Làm cho đáng bậc nhân vương
An bài thu xếp âm dương đôi đường
Làm cho rõ mối cương thường
Trong ngoài an định nhu cương yên bề
Để đời tỉnh những cơn mê
Cho người dấn bước tìm về nguồn căn
Đó là hợp nhất thiên nhân
Cho toàn nhân loại thành thân trong nhà
Để lòng tương kiến tam gia
Nữ nam định vị cho ra trong ngoài
Làm người như một Tam Tài
Để người đặt định muôn loài an vui
Đất trời vì thế dưỡng nuôi
Con người làm chủ hoà vui ở đời
Tạo nên cuộc sống như chơi
Hoan ca an lạc thảnh thơi vô cầu.
Nguồn căn ẩn hiện nơi đâu
Tìm ngay trong cõi thâm sâu lòng mình
Khởi đầu bằng một chữ Tình
Tình sâu thăm thẳm là Tình hướng Tâm
Văn Minh thành bởi Tình Thâm
Làm người nên bởi Tồn Tâm Dưỡng Tình
Tình Tâm Tính cuộc hành trình
Thành Tâm Thuận Tính trung trinh suốt đời
Tính người là cái Mệnh Trời
An theo Tính Mệnh sống đời lạc thiên
Nhập vào cõi sống Uyên Nguyên
Nhập vào dòng sống an nhiên hài hoà
Có Chí Trung mới Chí Hoà
Để Tâm Trống Rỗng mới là Thuận Thiên
Mới là hành Đạo Tề Thiên
Mới là cõi sống miên miên nhược tồn
Mới là tạo dựng càn khôn
Tâm Không liễu ngộ khai thông muôn trùng
Đất trời hữu thủy hữu chung
Dòng sông vũ trụ vô chung vô cùng
Chữ rằng: “Doãn Chấp Kì Trung”
Sống đời lưỡng thể thung dung an nhàn
Con đường quân tử thênh thang
Mà lòng quân tử mang mang như trời
Dẫu rằng Đại Đạo không lời
Vận hành xoay chuyển tứ thời luân phiên
Để cho thiên địa vị yên
Làm cho vạn vật tự nhiên sinh thành
Luôn luôn phản thân nhi thành
Thân Tâm vui sướng cho mình ung dung
Tâm sinh Tính Mệnh bao dung
Ngô Tâm ngộ Đạo bao trùm càn khôn
An nhiên thành tính tồn tồn
Chính là Đạo Nghĩa chi môn đó mà
Ở Đời muôn sự tại Ta
Về nguồn xây lại ngôi nhà năm nao
Xây lần từ thấp đến cao
Xây ngôi Thái Thất tuyệt cao muôn trùng
Tín Tâm tòng Nhất nhi chung
Quyết Tận Kì Tính hữu chung trong đời
Mặc cho cuộc thế đổi dời
Sống đời an lạc vui chơi hoà hài
Sống như Tiên ở Bồng Lai
Hoan ca nhảy múa Thiên Thai trên trần
Vài lời tỏ lộ Tình Chân
Lấy Tâm thiên hạ làm Tâm của mình.
1/12/89
Om Mani Padme Hum.
Viết nhiều để làm gì? Để cho ai? Với mục đích gì? Tất cả những câu hỏi đều bừng sáng và có ý nghĩa khi chợt nhớ đến một người.
Cho nên viết để tưởng nhớ về một bậc Đại Sĩ bất chợt thị hiện ở chốn trần gian huyễn mộng mà chỉ có Ta biết, Ngài biết, chớ để kẻ khác biết.
Bác lái đò đây có phải là Tiếp Dẫn Đạo Sư, Quan Âm Đại Sĩ, hay Đức Ramana Maharshi thị hiện trong cơn mê loạn của kiếp phù du này hay chăng?
Con chân thành kính dâng tất cả tâm hồn lên Người đã cho con cảm nhận được miền miên viễn nhất niệm vạn niên, vạn niên nhất niệm.
Om Namo Bhavagate Sri Ramanaya.
Kỉ Niệm
Bác lái đò ơi! bác đâu rồi!
Con vẫn chờ bác suốt bao đời
Lăng Vân bến ấy con ngồi nhớ
Độc Mộc cầu kia bác đứng cười
Trên trời vầng nguyệt treo lơ lửng
Dưới thế dòng sông lặng chảy trôi
Xuân tàn tuế nguyệt đà thay đổi
Mà Bến Tâm kia rộn tiếng cười.
Mà Bến Tâm kia rộn tiếng cười!
Bình minh soi sáng một ngày tươi
Bác vẫn chèo ghe trong vạn đại
Con đà im lặng suốt muôn đời
Thơ thẩn thuyền Từ về bến Giác
Chơi vơi bể Ái cuốn thân Người
Màn đêm thấm nhập vào vô tận
Bác đã đi rồi sao bác ơi!
Bác đã đi rồi sao bác ơi!
Bác đi chẳng để lại một lời
Vầng trăng dẫu có đêm tỏa chiếu
Mặt nhật tuy không sáng rạng ngời
Bát Nhã thuyền xưa về đâu nhỉ
Niết Bàn bến cũ ở đây rồi
Dường như bác vẫn còn đâu đó
Bác chẳng đi đâu vẫn Ở Đời.
01/21/91
Om Namo Bhavagate Sri Ramanaya.
Nhân đọc quyển Tâm Đăng Lục của Trạm Ngu Lão Nhân, hốt nhiên tâm đắc câu:
心 者 我 也 卽 常 住 眞 心 也.
Tâm giả ngã dã, tức thường trụ chân tâm dã.
Liền ngẫu hứng viết ra câu đối để cảnh sách mình trên Đại Đạo thênh thang, trong đại mộng nhân thế:
心 恆 不 滅 眞 心 如 如 不 動
我 自 孤 藏 大 我 歷 歷 孤 明.
Tâm hằng bất diệt Chân Tâm như như bất động
Ngã tự cô tàng Đại Ngã lịch lịch cô minh.
2/25/97
Và cũng nhân ngày giỗ đầu của Thầy Kim Định, người đã mở đường cho kẻ hèn này thấy được một chút ánh sáng trong đêm tối vạn đại mù khơi và đem lại một niềm tin chắc thật Thánh nhân chẳng dối, con xin trân trọng kính dâng hương linh Thầy một chút quà để tỏ lòng biết ơn sâu xa của một người con Việt dẫu ra đi xa nơi chôn nhau cắt rún ngàn dặm nhưng chẳng bao giờ quên cội nguồn, quên thân phận kiếp người, quên quê hương muôn đời chân thật, và chính Thầy đã mở ra huyền nghĩa bát ngát muôn đời trong con lời định nghĩa chân chính của Nho:
通 天 地 人 曰 儒.
Thông thiên địa nhân viết Nho.
Lúc hay tin thầy qua đời mà lòng này quặn đau. Hỡi ơi! Nhân sinh là thế ấy. Một bậc kì nhân đã ra đi mà âm ba còn vang vọng mãi đến ngàn sau. Môt con người suốt đời tận tụy vì thế nhân. Để tưởng niệm đến thầy như một vị cha già của dân tộc, một bậc triết nhân làm phục hoạt nền Thái Nho chân chính cho Việt Nam nói riêng và cho cả nhân tộc nói chung, con xin kính viết câu đối sau:
銅 鼓 文 明 保 存 太 和 萬 代
越 儒 聖 哲 安 定 中 正 天 秋.
Đồng Cổ Văn Minh bảo tồn Thái Hòa vạn đại
Việt Nho Thánh Triết an định Trung Chính thiên thu.
7/4/97
Viết cũng để tưởng nhớ về Hòa Thượng Tuyên Hóa, bậc Đạo Sư, bậc Thầy của Trời Người, mà mỗi lần nhớ đến Người, lòng con bừng lên ý chí mãnh liệt của một người con Phật, muốn làm một việc gì đó lợi ích cho nhân thế, để Chính Pháp mãi mãi trường tồn bất diệt, và cái làm đó trước hết khởi từ mình:
眞 佛 徧 法 界 千 年 不 絶
正 法 在 世 間 萬 古 長 存.
Chân Phật biến pháp giới thiên niên bất tuyệt
Chính Pháp tại thế gian vạn cổ trường tồn.
Cũng kính dâng lên câu đối sau để biểu lộ trọn vẹn chân tình của người con Phật, đối với đức thầy bổn sư, Hòa Thượng thượng Thanh hạ Từ, người đã truyền Chính Pháp cho con, dẫn dắt con từ từ bước ra khỏi mê hồn trận của trần gian, không còn làm cái kiếp lam lũ của khách phong trần mê mải theo cái bả phù du huyễn mộng của nhân thế:
吾 心 便 是 宇 宙 爲 能 悟
意 志 情 盡 人 心 可 以 誠.
Ngô tâm tiện thị vũ trụ vi năng ngộ
Ý chí tình tận nhân tâm khả dĩ thành.
20/11/89
Nam Mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.
Và cũng kính dâng lên Hòa Thượng thượng Duy hạ Lực, người đã truyền pháp cứu mê tình, đã ban cho chín chữ “vô sở đắc, vô sở cầu, vô sở úy” để phá chấp ngã, đã ban cho pháp môn Tổ Sư Thiền đưa thẳng vào cảnh giới diệu dụng bất khả tư nghị của tự tính hoạt bát vạn năng:
無 得 無 求 心 無 礙
自 醒 自 修 性 自 如.
Vô đắc vô cầu tâm vô ngại
Tự tỉnh tự tu tính tự như.
Cũng để tưởng niệm bậc chí sĩ tiên hiền của nòi giống Việt: tiên sinh Phan Sào Nam, người đã trải tâm sự huyết lệ trong quyển Chu Dịch mà kẻ hèn này đã làm sách gối đầu giường trong suốt những năm tháng phôi pha rong ruổi nơi đất khách quê người. Người là bậc quân tử nho, một hạt giống tinh tuyền còn sót lại trên mảnh đất quê hương cằn cỗi, nhưng cũng đủ sức khơi dậy mạch nước Cam Tuyền nuôi nước Việt, gióng trống cổ võ cho việc dựng nên nước Văn Lang của nòi giống Tiên Rồng vậy. Người thật sự xứng đáng một cách danh chính ngôn thuận, danh phù thực, danh thực vi nhất:
天 下 殊 途 歸 一 体
人 心 易 簡 會 乾 坤.
Thiên hạ thù đồ qui nhất thể
Nhân tâm dị giản hội càn khôn.
14/11/89
Kinh Dịch quẻ Càn, lời Đại Tượng Truyện viết:
天 行 健 君 子 以 自 强 不 息.
Thiên hành kiện quân tử dĩ tự cường bất tức.
Quân tử dĩ tự cường bất tức, ôi, lời lời châu ngọc khơi mở ra biết bao sức sống mãnh liệt của Chân Nhân.
Lời Đại Tượng Truyện của quẻ Khôn viết:
地 勢 坤 君 子 以 厚 德 載 物.
Địa thế Khôn quân tử dĩ hậu đức tải vật.
Cái đức của bậc chí thành là như vậy, bao trùm vũ trụ càn khôn, không gì không chở che nuôi dưỡng.
Trung Dung, chương 26 cũng viết:
天 之 所 以 爲 天 也 於 乎 不 顯.
Thiên chi sở dĩ vi thiên dã. Ô hô bất hiển.
Mãnh liệt tràn trề phong phú như trời nhưng chẳng từng hiển hiện, đấy mới thực là phong cách vi diệu của bậc Chí Nhân:
天 行 不 顯 深 情 輪 流 不 盡
人 到 無 求 明 德 照 耀 無 邊.
Thiên hành bất hiển Thâm Tình luân lưu bất tận
Nhân đáo vô cầu Minh Đức chiếu diệu vô biên.
Since God acts in absolute silence, the Divine Love flows endlessly,
When Man attains his desirelessness state, the Universal Self illuminates boundlessly.
12/1/93
Luận Ngữ, chương 18, tiết 8, Đức Khổng có nói:
我 則 異 於 是 無 可 無 不 可.
Ngã tắc dị ư thị. Vô khả vô bất khả.
Một câu nói thời danh này đủ để tóm tắt hết tất cả mọi nền đạo lí xử kỉ tiếp vật ở đời.
Dịch là gì nếu chẳng phải vô khả vô bất khả. Chẳng phải là “dịch chi vi thư dã bất khả viễn, vi đạo dã lũ thiên, biến động bất cư, chu lưu lục hư, thượng hạ vô thường, cương nhu tương dịch, bất khả vi điển yếu, duy biến sở thích” hay sao? Còn gì để bàn, còn gì để nói, còn gì để tranh cãi nữa. Cũng như sách Luận Ngữ, chương 3, tiết 7 có nói:
君 子 無 所 爭.
Quân tử vô sở tranh.
Chính vì vô sở tranh nhi vô sở bất thành.
Như vậy để tóm kết Kinh Dịch, có thể nói:
一 言 以 蔽 之 曰 時.
時 自 有 若 無 實 若 虛.
Nhất ngôn dĩ tế chi viết Thời.
Thời tự hữu nhược vô, thực nhược hư.
Trước khi kết thúc lời Cảm Tạ, con xin toàn tâm toàn ý chí thành đặt quyển Chu Dịch Minh Triết này dưới đôi chân Thiêng Liêng Huyền Diệu của Đấng Chí Tôn Sathya Sai Baba, người đã đem con ra khỏi cảnh hỗn mang của lẽ sống phân tán, đã đem lại ý nghĩa cuộc đời huyền nhiệm mà đơn giản dễ dàng, đúng với ý chỉ “dị giản nhi thiên hạ chi lí đắc hĩ” của Kinh Dịch vậy.
Kinh Dịch thuộc về dòng Minh Triết Tâm Linh Truyền Thống của nhân loại. Nó chính là Sanatana Dharma hay Thiện Đạo Trường Cửu mà hiện thân là Tình Thương Yêu Thiêng Liêng Mầu Nhiệm và Sức Sống Huyền Linh bất tận mà Ngài Sai Baba đã, đang, và sẽ thực hiện trên toàn cõi thế gian này.
Một lần nữa con chí tâm đảnh lễ dâng lên Ngài với tất cả tấm lòng chí thành qui mệnh những gì con có thể làm được trong kiếp nhân sinh ngắn ngủi này, trong khả năng hạn hẹp của con, xin Ngài chấp nhận cho.
Tam Tài Ca
三 才 歌
Trời đất cùng ta mãi vấn vương
Vui chơi trong cảnh sống vô thường
Kiến Tính Minh Tâm thành Phật Tổ
Vi Nhân Phục Lễ tố Thiên Vương
Phản thân cư kính quang nhật nguyệt
An tâm khắc kỉ chiếu cương thường
Trời đất vần xoay theo tiết điệu
Tự cường Ta mải miết yêu thương.
18/01/91
Tự cường Ta mải miết yêu thương
Yêu quên sống chết ấy sự thường
Trời đất có không đà chẳng biết
Thời không còn mất cũng xem thường
Thương gì đến nỗi vong tiểu ngã
Nhớ chi sao mà lãng tha phương
Ôi thôi cái cõi yêu thương đó
Cứ để người ta mãi vấn vương.
21/01/91
Om Sri Sai Ram.
Để kết thúc lời Cảm Tạ, quyển Chu Dịch Minh Triết này được kính trình lên tất cả mọi nhân nhân chí sĩ trong mọi thời, mọi nơi để cùng chung nhau đắp xây nền Thái Hòa vạn đại cho dân nước.
Về Dịch học, kẻ hèn này như ếch nằm đáy giếng, như muỗi đội non cao, sức mọn tài hèn, không dám nói đến hai chữ phát minh Dịch lí. Chỉ vì cái nỗi đam mê đeo đuổi dai dẳng từ lúc thiếu thời không nỡ dứt bỏ, lại vì cái học của cổ nhân thực quá thâm sâu quảng đại bất khả trắc đạc, nên cố gắng hết sức hiểu được bao nhiêu xin trình lên bấy nhiêu.
Nếu có chút ý vị gì hợp đạo lí tiên tổ Con Rồng Cháu Tiên, kẻ hèn này xin thành kính dâng lên để mọi người cùng chung nhau thưởng thức. Còn nếu có điều chi sai sót, kẻ hèn này xin gánh chịu mọi hậu quả, và xin các đấng chư quân tử xa gần sửa sai dùm. Đa tạ. Cũng xin gởi chư quân tử câu đối sau làm chút tư lương trên đường Đại Đạo:
心 在 淵 源 與 宇 宙 流 行
性 居 易 道 共 時 空 變 化.
Tâm tại uyên nguyên dữ vũ trụ lưu hành
Tính cư dịch đạo cộng thời không biến hoá.
27/11/89
Văn Tâm Quản Trọng Lợi Kính Ghi
Elk Grove, California
Khởi ý viết từ đầu Mùa Thu Năm Giáp Thân, 2004
Tạm kết trong Mùa Xuân Năm Bính Tuất, 2006.
Om Mani Padme Hum.
Nếu phải viết lời cảm tạ thì không biết phải tốn biết bao giấy mực trong vô lượng kiếp mà cũng chẳng thể nói hết được.
Chúng sinh trong vô lượng pháp giới đều là cha mẹ của chính mình, đều là người ân của mình thì lời cảm tạ biết để vào đâu, và đến lúc nào mới thôi dứt. Có thể nói lời cảm tạ được hay sao? Tuy thế vẫn chẳng thể thoái thác mà không có vài lời cảm tạ thâm thiết.
Kinh Kim Cương, Đoạn 29, Uy Nghi Tịch Tĩnh viết:
如 來 者 無 所 從 來 亦 無 所 去 故 名 如 來.
Như Lai giả, vô sở tùng lai, diệc vô sở khứ, cố danh Như Lai.
Nghĩa là sao? Tức là:
不 來 不 去 卽 自 來 自 去 自 來 自 去 卽 不 來 不 去 來 去 會 通 去 來 無 礙 一 場 幻 夢 歸 無 所 得.
Bất lai bất khứ tức tự lai tự khứ, tự lai tự khứ tức bất lai bất khứ. Lai khứ hội thông, khứ lai vô ngại, nhất trường huyễn mộng, qui vô sở đắc.
Vạn Pháp Qui Tâm Lục, Chương 5, Giáo Thừa Sai Biệt viết:
Tịch chiếu không hai là Như, Bi nguyện chẳng bỏ là Lai. Kẻ phàm phu Lai mà chẳng Như. Tiểu Thừa Như mà chẳng Lai. Chỉ có Phật Thừa Như mà hay Lai.
Ôi Bi nguyện chẳng bỏ, Bi nguyện chẳng bỏ, lời thánh nhân sao quá bi thiết thâm tình, biến hồng trần vạn đại thành Tịnh Độ thiên thu.
Con chỉ là kẻ không biết tự lượng sức mình, cũng xin nối gót thánh nhân, tự phát Từ Bi Tâm, khởi xướng Tứ Vô Lượng Tâm Từ Bi Hỉ Xả làm hạnh nguyện tự độ độ sinh, tự giác giác sinh, lấy tứ đức Nguyên Hanh Lợi Trinh du hí nhân gian, đem Thâm Tình rải khắp chúng sinh vũ trụ, và thệ nguyện tận hư không biến pháp giới rằng:
衆 生 無 邊 誓 願 渡
煩 惱 無 盡 誓 願 斷
法 門 無 量 誓 願 學
佛 道 無 上 誓 願 成.
Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ
Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn
Pháp môn vô lượng thệ nguyện học
Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.
Người xưa nói: Hình bất sầu tắc tư bất viễn. Không khổ đau thì chẳng sinh trí huệ, không thệ nguyện thực chẳng có thâm tình.
Thôi hãy nhập cuộc chơi, chơi trò chơi thế mệnh. Cuộc đời vốn là một cuộc chơi bất tận là vì Hóa Nhi đa hí lộng. Hãy sống như chơi.
Ôi, trong cuộc chơi này, con xin thệ nguyện hồi hướng bố thí khắp nơi mọi phước lạc mà con đáng được hưởng cho tất cả chúng sinh trong tận hư không biến pháp giới để họ cùng tham gia cuộc chơi này vì vạn vật tinh dục nhi bất tương hại.
Om Mani Padme Hum.
Nhân giả Nhân dã.
Lời Đại Nguyện
Thiên thu nơi cõi lòng ta
Bao trùm miên viễn đậm đà mênh mang
Trong lòng chứa cả giang san
Hư tâm an lặng miên mang không cùng
Đối thời dục vật ung dung
An nhiên tự tại thời trung sự thường
Làm cho đáng bậc nhân vương
An bài thu xếp âm dương đôi đường
Làm cho rõ mối cương thường
Trong ngoài an định nhu cương yên bề
Để đời tỉnh những cơn mê
Cho người dấn bước tìm về nguồn căn
Đó là hợp nhất thiên nhân
Cho toàn nhân loại thành thân trong nhà
Để lòng tương kiến tam gia
Nữ nam định vị cho ra trong ngoài
Làm người như một Tam Tài
Để người đặt định muôn loài an vui
Đất trời vì thế dưỡng nuôi
Con người làm chủ hoà vui ở đời
Tạo nên cuộc sống như chơi
Hoan ca an lạc thảnh thơi vô cầu.
Nguồn căn ẩn hiện nơi đâu
Tìm ngay trong cõi thâm sâu lòng mình
Khởi đầu bằng một chữ Tình
Tình sâu thăm thẳm là Tình hướng Tâm
Văn Minh thành bởi Tình Thâm
Làm người nên bởi Tồn Tâm Dưỡng Tình
Tình Tâm Tính cuộc hành trình
Thành Tâm Thuận Tính trung trinh suốt đời
Tính người là cái Mệnh Trời
An theo Tính Mệnh sống đời lạc thiên
Nhập vào cõi sống Uyên Nguyên
Nhập vào dòng sống an nhiên hài hoà
Có Chí Trung mới Chí Hoà
Để Tâm Trống Rỗng mới là Thuận Thiên
Mới là hành Đạo Tề Thiên
Mới là cõi sống miên miên nhược tồn
Mới là tạo dựng càn khôn
Tâm Không liễu ngộ khai thông muôn trùng
Đất trời hữu thủy hữu chung
Dòng sông vũ trụ vô chung vô cùng
Chữ rằng: “Doãn Chấp Kì Trung”
Sống đời lưỡng thể thung dung an nhàn
Con đường quân tử thênh thang
Mà lòng quân tử mang mang như trời
Dẫu rằng Đại Đạo không lời
Vận hành xoay chuyển tứ thời luân phiên
Để cho thiên địa vị yên
Làm cho vạn vật tự nhiên sinh thành
Luôn luôn phản thân nhi thành
Thân Tâm vui sướng cho mình ung dung
Tâm sinh Tính Mệnh bao dung
Ngô Tâm ngộ Đạo bao trùm càn khôn
An nhiên thành tính tồn tồn
Chính là Đạo Nghĩa chi môn đó mà
Ở Đời muôn sự tại Ta
Về nguồn xây lại ngôi nhà năm nao
Xây lần từ thấp đến cao
Xây ngôi Thái Thất tuyệt cao muôn trùng
Tín Tâm tòng Nhất nhi chung
Quyết Tận Kì Tính hữu chung trong đời
Mặc cho cuộc thế đổi dời
Sống đời an lạc vui chơi hoà hài
Sống như Tiên ở Bồng Lai
Hoan ca nhảy múa Thiên Thai trên trần
Vài lời tỏ lộ Tình Chân
Lấy Tâm thiên hạ làm Tâm của mình.
1/12/89
Om Mani Padme Hum.
Viết nhiều để làm gì? Để cho ai? Với mục đích gì? Tất cả những câu hỏi đều bừng sáng và có ý nghĩa khi chợt nhớ đến một người.
Cho nên viết để tưởng nhớ về một bậc Đại Sĩ bất chợt thị hiện ở chốn trần gian huyễn mộng mà chỉ có Ta biết, Ngài biết, chớ để kẻ khác biết.
Bác lái đò đây có phải là Tiếp Dẫn Đạo Sư, Quan Âm Đại Sĩ, hay Đức Ramana Maharshi thị hiện trong cơn mê loạn của kiếp phù du này hay chăng?
Con chân thành kính dâng tất cả tâm hồn lên Người đã cho con cảm nhận được miền miên viễn nhất niệm vạn niên, vạn niên nhất niệm.
Om Namo Bhavagate Sri Ramanaya.
Kỉ Niệm
Bác lái đò ơi! bác đâu rồi!
Con vẫn chờ bác suốt bao đời
Lăng Vân bến ấy con ngồi nhớ
Độc Mộc cầu kia bác đứng cười
Trên trời vầng nguyệt treo lơ lửng
Dưới thế dòng sông lặng chảy trôi
Xuân tàn tuế nguyệt đà thay đổi
Mà Bến Tâm kia rộn tiếng cười.
Mà Bến Tâm kia rộn tiếng cười!
Bình minh soi sáng một ngày tươi
Bác vẫn chèo ghe trong vạn đại
Con đà im lặng suốt muôn đời
Thơ thẩn thuyền Từ về bến Giác
Chơi vơi bể Ái cuốn thân Người
Màn đêm thấm nhập vào vô tận
Bác đã đi rồi sao bác ơi!
Bác đã đi rồi sao bác ơi!
Bác đi chẳng để lại một lời
Vầng trăng dẫu có đêm tỏa chiếu
Mặt nhật tuy không sáng rạng ngời
Bát Nhã thuyền xưa về đâu nhỉ
Niết Bàn bến cũ ở đây rồi
Dường như bác vẫn còn đâu đó
Bác chẳng đi đâu vẫn Ở Đời.
01/21/91
Om Namo Bhavagate Sri Ramanaya.
Nhân đọc quyển Tâm Đăng Lục của Trạm Ngu Lão Nhân, hốt nhiên tâm đắc câu:
心 者 我 也 卽 常 住 眞 心 也.
Tâm giả ngã dã, tức thường trụ chân tâm dã.
Liền ngẫu hứng viết ra câu đối để cảnh sách mình trên Đại Đạo thênh thang, trong đại mộng nhân thế:
心 恆 不 滅 眞 心 如 如 不 動
我 自 孤 藏 大 我 歷 歷 孤 明.
Tâm hằng bất diệt Chân Tâm như như bất động
Ngã tự cô tàng Đại Ngã lịch lịch cô minh.
2/25/97
Và cũng nhân ngày giỗ đầu của Thầy Kim Định, người đã mở đường cho kẻ hèn này thấy được một chút ánh sáng trong đêm tối vạn đại mù khơi và đem lại một niềm tin chắc thật Thánh nhân chẳng dối, con xin trân trọng kính dâng hương linh Thầy một chút quà để tỏ lòng biết ơn sâu xa của một người con Việt dẫu ra đi xa nơi chôn nhau cắt rún ngàn dặm nhưng chẳng bao giờ quên cội nguồn, quên thân phận kiếp người, quên quê hương muôn đời chân thật, và chính Thầy đã mở ra huyền nghĩa bát ngát muôn đời trong con lời định nghĩa chân chính của Nho:
通 天 地 人 曰 儒.
Thông thiên địa nhân viết Nho.
Lúc hay tin thầy qua đời mà lòng này quặn đau. Hỡi ơi! Nhân sinh là thế ấy. Một bậc kì nhân đã ra đi mà âm ba còn vang vọng mãi đến ngàn sau. Môt con người suốt đời tận tụy vì thế nhân. Để tưởng niệm đến thầy như một vị cha già của dân tộc, một bậc triết nhân làm phục hoạt nền Thái Nho chân chính cho Việt Nam nói riêng và cho cả nhân tộc nói chung, con xin kính viết câu đối sau:
銅 鼓 文 明 保 存 太 和 萬 代
越 儒 聖 哲 安 定 中 正 天 秋.
Đồng Cổ Văn Minh bảo tồn Thái Hòa vạn đại
Việt Nho Thánh Triết an định Trung Chính thiên thu.
7/4/97
Viết cũng để tưởng nhớ về Hòa Thượng Tuyên Hóa, bậc Đạo Sư, bậc Thầy của Trời Người, mà mỗi lần nhớ đến Người, lòng con bừng lên ý chí mãnh liệt của một người con Phật, muốn làm một việc gì đó lợi ích cho nhân thế, để Chính Pháp mãi mãi trường tồn bất diệt, và cái làm đó trước hết khởi từ mình:
眞 佛 徧 法 界 千 年 不 絶
正 法 在 世 間 萬 古 長 存.
Chân Phật biến pháp giới thiên niên bất tuyệt
Chính Pháp tại thế gian vạn cổ trường tồn.
Cũng kính dâng lên câu đối sau để biểu lộ trọn vẹn chân tình của người con Phật, đối với đức thầy bổn sư, Hòa Thượng thượng Thanh hạ Từ, người đã truyền Chính Pháp cho con, dẫn dắt con từ từ bước ra khỏi mê hồn trận của trần gian, không còn làm cái kiếp lam lũ của khách phong trần mê mải theo cái bả phù du huyễn mộng của nhân thế:
吾 心 便 是 宇 宙 爲 能 悟
意 志 情 盡 人 心 可 以 誠.
Ngô tâm tiện thị vũ trụ vi năng ngộ
Ý chí tình tận nhân tâm khả dĩ thành.
20/11/89
Nam Mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.
Và cũng kính dâng lên Hòa Thượng thượng Duy hạ Lực, người đã truyền pháp cứu mê tình, đã ban cho chín chữ “vô sở đắc, vô sở cầu, vô sở úy” để phá chấp ngã, đã ban cho pháp môn Tổ Sư Thiền đưa thẳng vào cảnh giới diệu dụng bất khả tư nghị của tự tính hoạt bát vạn năng:
無 得 無 求 心 無 礙
自 醒 自 修 性 自 如.
Vô đắc vô cầu tâm vô ngại
Tự tỉnh tự tu tính tự như.
Cũng để tưởng niệm bậc chí sĩ tiên hiền của nòi giống Việt: tiên sinh Phan Sào Nam, người đã trải tâm sự huyết lệ trong quyển Chu Dịch mà kẻ hèn này đã làm sách gối đầu giường trong suốt những năm tháng phôi pha rong ruổi nơi đất khách quê người. Người là bậc quân tử nho, một hạt giống tinh tuyền còn sót lại trên mảnh đất quê hương cằn cỗi, nhưng cũng đủ sức khơi dậy mạch nước Cam Tuyền nuôi nước Việt, gióng trống cổ võ cho việc dựng nên nước Văn Lang của nòi giống Tiên Rồng vậy. Người thật sự xứng đáng một cách danh chính ngôn thuận, danh phù thực, danh thực vi nhất:
天 下 殊 途 歸 一 体
人 心 易 簡 會 乾 坤.
Thiên hạ thù đồ qui nhất thể
Nhân tâm dị giản hội càn khôn.
14/11/89
Kinh Dịch quẻ Càn, lời Đại Tượng Truyện viết:
天 行 健 君 子 以 自 强 不 息.
Thiên hành kiện quân tử dĩ tự cường bất tức.
Quân tử dĩ tự cường bất tức, ôi, lời lời châu ngọc khơi mở ra biết bao sức sống mãnh liệt của Chân Nhân.
Lời Đại Tượng Truyện của quẻ Khôn viết:
地 勢 坤 君 子 以 厚 德 載 物.
Địa thế Khôn quân tử dĩ hậu đức tải vật.
Cái đức của bậc chí thành là như vậy, bao trùm vũ trụ càn khôn, không gì không chở che nuôi dưỡng.
Trung Dung, chương 26 cũng viết:
天 之 所 以 爲 天 也 於 乎 不 顯.
Thiên chi sở dĩ vi thiên dã. Ô hô bất hiển.
Mãnh liệt tràn trề phong phú như trời nhưng chẳng từng hiển hiện, đấy mới thực là phong cách vi diệu của bậc Chí Nhân:
天 行 不 顯 深 情 輪 流 不 盡
人 到 無 求 明 德 照 耀 無 邊.
Thiên hành bất hiển Thâm Tình luân lưu bất tận
Nhân đáo vô cầu Minh Đức chiếu diệu vô biên.
Since God acts in absolute silence, the Divine Love flows endlessly,
When Man attains his desirelessness state, the Universal Self illuminates boundlessly.
12/1/93
Luận Ngữ, chương 18, tiết 8, Đức Khổng có nói:
我 則 異 於 是 無 可 無 不 可.
Ngã tắc dị ư thị. Vô khả vô bất khả.
Một câu nói thời danh này đủ để tóm tắt hết tất cả mọi nền đạo lí xử kỉ tiếp vật ở đời.
Dịch là gì nếu chẳng phải vô khả vô bất khả. Chẳng phải là “dịch chi vi thư dã bất khả viễn, vi đạo dã lũ thiên, biến động bất cư, chu lưu lục hư, thượng hạ vô thường, cương nhu tương dịch, bất khả vi điển yếu, duy biến sở thích” hay sao? Còn gì để bàn, còn gì để nói, còn gì để tranh cãi nữa. Cũng như sách Luận Ngữ, chương 3, tiết 7 có nói:
君 子 無 所 爭.
Quân tử vô sở tranh.
Chính vì vô sở tranh nhi vô sở bất thành.
Như vậy để tóm kết Kinh Dịch, có thể nói:
一 言 以 蔽 之 曰 時.
時 自 有 若 無 實 若 虛.
Nhất ngôn dĩ tế chi viết Thời.
Thời tự hữu nhược vô, thực nhược hư.
Trước khi kết thúc lời Cảm Tạ, con xin toàn tâm toàn ý chí thành đặt quyển Chu Dịch Minh Triết này dưới đôi chân Thiêng Liêng Huyền Diệu của Đấng Chí Tôn Sathya Sai Baba, người đã đem con ra khỏi cảnh hỗn mang của lẽ sống phân tán, đã đem lại ý nghĩa cuộc đời huyền nhiệm mà đơn giản dễ dàng, đúng với ý chỉ “dị giản nhi thiên hạ chi lí đắc hĩ” của Kinh Dịch vậy.
Kinh Dịch thuộc về dòng Minh Triết Tâm Linh Truyền Thống của nhân loại. Nó chính là Sanatana Dharma hay Thiện Đạo Trường Cửu mà hiện thân là Tình Thương Yêu Thiêng Liêng Mầu Nhiệm và Sức Sống Huyền Linh bất tận mà Ngài Sai Baba đã, đang, và sẽ thực hiện trên toàn cõi thế gian này.
Một lần nữa con chí tâm đảnh lễ dâng lên Ngài với tất cả tấm lòng chí thành qui mệnh những gì con có thể làm được trong kiếp nhân sinh ngắn ngủi này, trong khả năng hạn hẹp của con, xin Ngài chấp nhận cho.
Tam Tài Ca
三 才 歌
Trời đất cùng ta mãi vấn vương
Vui chơi trong cảnh sống vô thường
Kiến Tính Minh Tâm thành Phật Tổ
Vi Nhân Phục Lễ tố Thiên Vương
Phản thân cư kính quang nhật nguyệt
An tâm khắc kỉ chiếu cương thường
Trời đất vần xoay theo tiết điệu
Tự cường Ta mải miết yêu thương.
18/01/91
Tự cường Ta mải miết yêu thương
Yêu quên sống chết ấy sự thường
Trời đất có không đà chẳng biết
Thời không còn mất cũng xem thường
Thương gì đến nỗi vong tiểu ngã
Nhớ chi sao mà lãng tha phương
Ôi thôi cái cõi yêu thương đó
Cứ để người ta mãi vấn vương.
21/01/91
Om Sri Sai Ram.
Để kết thúc lời Cảm Tạ, quyển Chu Dịch Minh Triết này được kính trình lên tất cả mọi nhân nhân chí sĩ trong mọi thời, mọi nơi để cùng chung nhau đắp xây nền Thái Hòa vạn đại cho dân nước.
Về Dịch học, kẻ hèn này như ếch nằm đáy giếng, như muỗi đội non cao, sức mọn tài hèn, không dám nói đến hai chữ phát minh Dịch lí. Chỉ vì cái nỗi đam mê đeo đuổi dai dẳng từ lúc thiếu thời không nỡ dứt bỏ, lại vì cái học của cổ nhân thực quá thâm sâu quảng đại bất khả trắc đạc, nên cố gắng hết sức hiểu được bao nhiêu xin trình lên bấy nhiêu.
Nếu có chút ý vị gì hợp đạo lí tiên tổ Con Rồng Cháu Tiên, kẻ hèn này xin thành kính dâng lên để mọi người cùng chung nhau thưởng thức. Còn nếu có điều chi sai sót, kẻ hèn này xin gánh chịu mọi hậu quả, và xin các đấng chư quân tử xa gần sửa sai dùm. Đa tạ. Cũng xin gởi chư quân tử câu đối sau làm chút tư lương trên đường Đại Đạo:
心 在 淵 源 與 宇 宙 流 行
性 居 易 道 共 時 空 變 化.
Tâm tại uyên nguyên dữ vũ trụ lưu hành
Tính cư dịch đạo cộng thời không biến hoá.
27/11/89
Văn Tâm Quản Trọng Lợi Kính Ghi
Elk Grove, California
Khởi ý viết từ đầu Mùa Thu Năm Giáp Thân, 2004
Tạm kết trong Mùa Xuân Năm Bính Tuất, 2006.