PHẦN I
TRIẾT LÍ KINH DỊCH
易 之 爲 書 也 不 可 遠
爲 道 也 屢 遷 變 動 不 居 周 流 六 虛 上 下 无 常 剛 柔 相 易 不 可 爲 典 要 唯 變 所 適. |
Dịch chi vi thư dã bất khả viễn
Vi đạo dã lũ thiên, Biến động bất cư Chu lưu lục hư Thượng hạ vô thường Cương nhu tương dịch Bất khả vi điển yếu Duy biến sở thích. Hệ Từ Hạ, chương 8, tiết 1. |
Tự
Phần I này là bản tóm tắt nền Triết Lí Kinh Dịch nằm ẩn tàng trong chính các tượng của quẻ đơn cũng như quẻ kép, trong các lời Thoán, lời Tượng của các quẻ, các hào, cũng như trong Hệ Từ Thượng Hạ Truyện, và Thuyết Quái Truyện.
Kinh Dịch là kho tàng phong phú vô tận, là quyển Kinh Vô Tự chính nghĩa. Vô Tự theo nghĩa không có lời, chỉ có tượng và số. Lời chỉ là được thêm vào sau này, còn được gọi là Hệ Từ hay lời treo. Tùy theo trình độ tu luyện Đạo Đức tức tu thân Sống Đạo của mỗi hành giả mà nhìn thấy chính mình trong tấm gương cổ kính vĩ đại này.
Người viết tài hèn trí mọn, đạo thiển đức sơ, không mong chi phát huy tinh nghĩa của Dịch đạo. Chỉ là chút hơi hướng của cổ nhân, góp nhặt lại mà trình ra. Mặc dù chỉ là cổ nhân tao phách, nhưng người viết do ngu muội chẳng có phát kiến gì mới mẻ, đành đem ngu kiến bày biện, mong nếm được hương vị đề hồ. Tuy là đàm giãi của người xưa mà còn đậm đà biết mấy, lọc sạch tất cả kiến giải vô minh.
Người viết cố gắng đem Tứ Thư Ngũ Kinh diễn giải cho ra chỗ tinh mật nhất quán trong Dịch Đạo, mặc dù đó là điều mặc nhiên trong toàn bộ Tứ Thư Ngũ Kinh.
Thêm vào đó là sự đối chiếu qua lại giữa Kinh Dịch cùng các bản kinh văn trong Đạo Giáo cũng như Phật Giáo, và trong nền Văn Hóa Ấn Độ để nhằm nói lên nét thống nhất của toàn nhân loại có mặt trong Kinh Dịch.
Triết Lí mà trình bày ra như thế này là mắc cái lỗi xa rời đời sống thực tế, đi vào chốn huyền hoặc mất rồi. Phải sống mãnh liệt tha thiết nhất tâm chí thành mới mong có chút tương ưng.
Lời thô mà ý tế, biết làm sao đây? Chỉ mong tận tâm sự, trút hết nỗi lòng, tùy người lượng giải.
Trước khi vào phần Triết Lí, cũng xin trân trọng kính tặng chư quân tử câu đối sau làm hành trang bước đi an nhiên trong Đại Đạo:
盡 其 性 人 生 圓 滿
Tận kì Tính nhân sinh viên mãn
存 厥 心 天 命 安 爲.
Tồn quyết Tâm Thiên Mệnh an vi.
08/11/89
Kinh Dịch là kho tàng phong phú vô tận, là quyển Kinh Vô Tự chính nghĩa. Vô Tự theo nghĩa không có lời, chỉ có tượng và số. Lời chỉ là được thêm vào sau này, còn được gọi là Hệ Từ hay lời treo. Tùy theo trình độ tu luyện Đạo Đức tức tu thân Sống Đạo của mỗi hành giả mà nhìn thấy chính mình trong tấm gương cổ kính vĩ đại này.
Người viết tài hèn trí mọn, đạo thiển đức sơ, không mong chi phát huy tinh nghĩa của Dịch đạo. Chỉ là chút hơi hướng của cổ nhân, góp nhặt lại mà trình ra. Mặc dù chỉ là cổ nhân tao phách, nhưng người viết do ngu muội chẳng có phát kiến gì mới mẻ, đành đem ngu kiến bày biện, mong nếm được hương vị đề hồ. Tuy là đàm giãi của người xưa mà còn đậm đà biết mấy, lọc sạch tất cả kiến giải vô minh.
Người viết cố gắng đem Tứ Thư Ngũ Kinh diễn giải cho ra chỗ tinh mật nhất quán trong Dịch Đạo, mặc dù đó là điều mặc nhiên trong toàn bộ Tứ Thư Ngũ Kinh.
Thêm vào đó là sự đối chiếu qua lại giữa Kinh Dịch cùng các bản kinh văn trong Đạo Giáo cũng như Phật Giáo, và trong nền Văn Hóa Ấn Độ để nhằm nói lên nét thống nhất của toàn nhân loại có mặt trong Kinh Dịch.
Triết Lí mà trình bày ra như thế này là mắc cái lỗi xa rời đời sống thực tế, đi vào chốn huyền hoặc mất rồi. Phải sống mãnh liệt tha thiết nhất tâm chí thành mới mong có chút tương ưng.
Lời thô mà ý tế, biết làm sao đây? Chỉ mong tận tâm sự, trút hết nỗi lòng, tùy người lượng giải.
Trước khi vào phần Triết Lí, cũng xin trân trọng kính tặng chư quân tử câu đối sau làm hành trang bước đi an nhiên trong Đại Đạo:
盡 其 性 人 生 圓 滿
Tận kì Tính nhân sinh viên mãn
存 厥 心 天 命 安 爲.
Tồn quyết Tâm Thiên Mệnh an vi.
08/11/89