TỰA
Quyển Chu Dịch Minh Triết này được góp nhặt soạn ra từ nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân đầu tiên là do lòng hâm mộ, kế đến vì muốn đóng góp một chút gì đó cũng có, cuối cùng là muốn nói lên một ước muốn cứu cánh để thành tựu nghĩa sống linh thiêng cứu cánh đó của cuộc đời cũng có.
Nói chung thì dù cho dưới bất kì nguyên nhân nào thì thực tế Chu Dịch cũng là một kì thư hi hữu độc nhất vô nhị trên thế gian này mang tính chất lưỡng nhất thể một cách hoàn bị nhất.
Sở dĩ nói là độc nhất vô nhị vì Kinh Dịch không thuộc tác phẩm sở hữu của riêng một ai mà là sản phẩm của chung nhân loại, nên mang tính nhân loại. Tất cả đều tham dự vào việc hình thành Kinh Dịch từ giai đoạn đầu nên mang đậm nét văn hóa chính trung cân đối cùng cực. Kinh Dịch do đó chính là Mẹ Cha của tất cả những Kinh Điển hiện diện trên cõi đời này. Nó đóng dấu ấn trên tất cả những Kinh Điển của nhân loại.
Chính vì nét gấp đôi song trùng căn bản đó mà Kinh Dịch dù trải qua bao thăng trầm của thời gian biến dịch đổi thay vẫn đứng vững như một chứng nhân bất diệt mỉm cười ngắm nhìn dòng sông vô tận của thời gian tuôn chảy về vô lượng hướng trong mình.
Trong ý hướng đó mà quyển sách này được ra đời nhằm mục đích nhấn mạnh đến nét đẹp song trùng trong ngoài, trên dưới, tả hữu, nhất đa, tình lí …. mà hầu hết các nền văn minh của nhân loại từ xưa đến nay đều sụp đổ vì đã nghiêng lệch hẳn một bên mà không giữ quân bình được nét gấp đôi uyển chuyển linh động tột bậc đó.
Hạnh phúc của cuộc đời cũng chính là chỗ giữ được nét song trùng hòa hợp động đích ấy. Nói khác đi hạnh phúc chính là hòa hợp giữa tình và lí, là để Tình bao trùm Lí. Tình là Cứu Cánh, còn Lí chỉ là phương tiện. Lí phải phục vụ Tình theo hướng Cứu Cánh của Nghĩa Sống huyền nhiệm. Tình bao trùm Lí là biểu tượng thiêng liêng của hạnh phúc trọn vẹn đó vậy.
Cứu cánh của cuộc đời là gì nếu chẳng phải là hạnh phúc tuyệt đối thoát ra ngoài cặp đôi đối kháng như khổ đau và hạnh phúc tương đối. Hòa hợp được hai khả thể luôn có vẻ đối đãi thuận nghịch đó chính là cách thoát ra vậy.
Âm dương là tiết điệu của bản hòa tấu vũ trụ đã sẵn tự vô thủy, chỉ cần nhận chân là đủ.
Cuối cùng và hơn hết cả người viết muốn gởi gấm một thông điệp từ ngàn xưa cho đến ngàn sau: Minh Triết bắt nguồn từ Tình Thâm sẵn có từ vô thủy và Tình Thâm là tất cả.
Để minh chứng điều trên, Lễ Kí, quyển 7, Nhạc Kí, chương 19 có câu nói sau đủ tóm tắt hết những gì mà người viết muốn diễn tả và sống trọn vẹn cái kiếp nhân sinh mênh mông bát ngát này:
情 深 而 文 明.
Tình Thâm nhi Văn Minh.
Tạm dịch nghĩa là:
Chỉ khi nào sống hết chiều kích sâu thẳm của Tình (Tình Thâm) thì Đạo Sống mới hiển hiện (Văn) sáng ngời (Minh) được.
Hai chữ Văn Minh là để nói về Tình Người. Dầu giàu sang, hùng mạnh cách mấy mà không sống trọn chiều sâu của Tình Người thì không gọi là Văn Minh được. Không Tình là dã man, là cầm thú, chưa phải là người. Đó chính là Văn Minh mà Dân Tộc Việt đã học từ ngàn đời.
Tình Thâm cũng chính là thông điệp mà Dân Tộc Việt muốn truyền bá lại, muốn nhắn nhủ toàn thể nhân loại ngày nay đang trên đà tự tận diệt mà chẳng biết. Cái học càn huệ đã đẩy Con Người và Đất Mẹ Linh Thiêng vào chỗ hoang tàn đổ nát đầy dẫy bịnh tật cả về vật chất lẫn tinh thần, hiện đang cấp thiết cần dòng Nước Thiêng Cam Lộ Tình Thâm để phục sinh.
Vì người viết yêu thích chữ Nho quá đỗi nên trong quyển sách này chữ Nho được in ra lu bù, mong người xem thông cảm. Sở dĩ nói là chữ Nho mà không là chữ Hán cũng chính là nguyên nhân Chính Danh vậy. Xưa nay gọi là chữ Hán là do thông tục lầm lẫn, vì chữ Nho có trước đời Hán và không chắc do người Hán tìm ra. Chúng ta vì tiện lợi và thói quen mà gọi là chữ Hán hay như ngày nay gọi là chữ Tàu.
Chữ Nho là chữ thuộc Nhu Cầu Tâm Linh của cả Tam Giáo phương Đông, và Nho này không phải riêng của Nho Giáo. Chữ Nho là Huấn Linh Ngữ, phát xuất trực chỉ từ Chân Tính và hướng về Chân Tính vậy. Xin người đọc chớ lầm.
Sách như đã nói được góp nhặt biên soạn và chia thành 3 phần:
I. Phần I là Triết Lí Kinh Dịch nói về cơ cấu Kinh Dịch gồm Vô Cực, Thái Cực, lưỡng nghi, tam tài, tứ tượng, ngũ hành, bát quái, Hồng Phạm Cửu Trù, Hà Đồ, Lạc Thư. Ngoài ra còn có phần áp dụng Kinh Dịch trong chiêm bốc và phương pháp tham thiền. Sau cùng là tham cứu Tinh Hoa của nền Minh Triết Tâm Linh Ấn Độ trong tương ưng với Dịch Đạo.
II. Phần II là toàn bộ Kinh Văn 64 quẻ và Tự Quái Truyện đều được dịch trọn vẹn, kèm theo lời giảng do cảm nghĩ ngẫu hứng tới đâu viết tới đó, không có chừng mực hay sắp xếp trước.
III. Phần III là Truyện gồm Hệ Từ, Thuyết Quái, Tạp Quái đều được dịch và giảng trọn.
Mong rằng quyển sách này có thể nối kết chúng ta với Đấng Chí Tôn tức Bản Tính bất sinh bất diệt, với Đất Mẹ Linh Thiêng tức Bản Tâm vô tận vô biên, cùng tất cả những bậc hiền thánh, những người luôn luôn hiện diện sâu thẳm trong tiềm thức cộng thông của nhân loại như ngọn lửa hồng thanh lương mang lại ý nghĩa và sự sống cho cuộc đời, cho tình yêu muôn thuở, và cho sự cố gắng liên tục không ngừng nghỉ của chúng ta.
文 心 管 仲 利
Văn Tâm Quản Trọng Lợi
Elk Grove, California
Khởi ý viết từ Mùa Lễ Tạ Ơn, 2004
Tạm kết thúc trong Mùa Lễ Memorial Day, 2006
Nói chung thì dù cho dưới bất kì nguyên nhân nào thì thực tế Chu Dịch cũng là một kì thư hi hữu độc nhất vô nhị trên thế gian này mang tính chất lưỡng nhất thể một cách hoàn bị nhất.
Sở dĩ nói là độc nhất vô nhị vì Kinh Dịch không thuộc tác phẩm sở hữu của riêng một ai mà là sản phẩm của chung nhân loại, nên mang tính nhân loại. Tất cả đều tham dự vào việc hình thành Kinh Dịch từ giai đoạn đầu nên mang đậm nét văn hóa chính trung cân đối cùng cực. Kinh Dịch do đó chính là Mẹ Cha của tất cả những Kinh Điển hiện diện trên cõi đời này. Nó đóng dấu ấn trên tất cả những Kinh Điển của nhân loại.
Chính vì nét gấp đôi song trùng căn bản đó mà Kinh Dịch dù trải qua bao thăng trầm của thời gian biến dịch đổi thay vẫn đứng vững như một chứng nhân bất diệt mỉm cười ngắm nhìn dòng sông vô tận của thời gian tuôn chảy về vô lượng hướng trong mình.
Trong ý hướng đó mà quyển sách này được ra đời nhằm mục đích nhấn mạnh đến nét đẹp song trùng trong ngoài, trên dưới, tả hữu, nhất đa, tình lí …. mà hầu hết các nền văn minh của nhân loại từ xưa đến nay đều sụp đổ vì đã nghiêng lệch hẳn một bên mà không giữ quân bình được nét gấp đôi uyển chuyển linh động tột bậc đó.
Hạnh phúc của cuộc đời cũng chính là chỗ giữ được nét song trùng hòa hợp động đích ấy. Nói khác đi hạnh phúc chính là hòa hợp giữa tình và lí, là để Tình bao trùm Lí. Tình là Cứu Cánh, còn Lí chỉ là phương tiện. Lí phải phục vụ Tình theo hướng Cứu Cánh của Nghĩa Sống huyền nhiệm. Tình bao trùm Lí là biểu tượng thiêng liêng của hạnh phúc trọn vẹn đó vậy.
Cứu cánh của cuộc đời là gì nếu chẳng phải là hạnh phúc tuyệt đối thoát ra ngoài cặp đôi đối kháng như khổ đau và hạnh phúc tương đối. Hòa hợp được hai khả thể luôn có vẻ đối đãi thuận nghịch đó chính là cách thoát ra vậy.
Âm dương là tiết điệu của bản hòa tấu vũ trụ đã sẵn tự vô thủy, chỉ cần nhận chân là đủ.
Cuối cùng và hơn hết cả người viết muốn gởi gấm một thông điệp từ ngàn xưa cho đến ngàn sau: Minh Triết bắt nguồn từ Tình Thâm sẵn có từ vô thủy và Tình Thâm là tất cả.
Để minh chứng điều trên, Lễ Kí, quyển 7, Nhạc Kí, chương 19 có câu nói sau đủ tóm tắt hết những gì mà người viết muốn diễn tả và sống trọn vẹn cái kiếp nhân sinh mênh mông bát ngát này:
情 深 而 文 明.
Tình Thâm nhi Văn Minh.
Tạm dịch nghĩa là:
Chỉ khi nào sống hết chiều kích sâu thẳm của Tình (Tình Thâm) thì Đạo Sống mới hiển hiện (Văn) sáng ngời (Minh) được.
Hai chữ Văn Minh là để nói về Tình Người. Dầu giàu sang, hùng mạnh cách mấy mà không sống trọn chiều sâu của Tình Người thì không gọi là Văn Minh được. Không Tình là dã man, là cầm thú, chưa phải là người. Đó chính là Văn Minh mà Dân Tộc Việt đã học từ ngàn đời.
Tình Thâm cũng chính là thông điệp mà Dân Tộc Việt muốn truyền bá lại, muốn nhắn nhủ toàn thể nhân loại ngày nay đang trên đà tự tận diệt mà chẳng biết. Cái học càn huệ đã đẩy Con Người và Đất Mẹ Linh Thiêng vào chỗ hoang tàn đổ nát đầy dẫy bịnh tật cả về vật chất lẫn tinh thần, hiện đang cấp thiết cần dòng Nước Thiêng Cam Lộ Tình Thâm để phục sinh.
Vì người viết yêu thích chữ Nho quá đỗi nên trong quyển sách này chữ Nho được in ra lu bù, mong người xem thông cảm. Sở dĩ nói là chữ Nho mà không là chữ Hán cũng chính là nguyên nhân Chính Danh vậy. Xưa nay gọi là chữ Hán là do thông tục lầm lẫn, vì chữ Nho có trước đời Hán và không chắc do người Hán tìm ra. Chúng ta vì tiện lợi và thói quen mà gọi là chữ Hán hay như ngày nay gọi là chữ Tàu.
Chữ Nho là chữ thuộc Nhu Cầu Tâm Linh của cả Tam Giáo phương Đông, và Nho này không phải riêng của Nho Giáo. Chữ Nho là Huấn Linh Ngữ, phát xuất trực chỉ từ Chân Tính và hướng về Chân Tính vậy. Xin người đọc chớ lầm.
Sách như đã nói được góp nhặt biên soạn và chia thành 3 phần:
I. Phần I là Triết Lí Kinh Dịch nói về cơ cấu Kinh Dịch gồm Vô Cực, Thái Cực, lưỡng nghi, tam tài, tứ tượng, ngũ hành, bát quái, Hồng Phạm Cửu Trù, Hà Đồ, Lạc Thư. Ngoài ra còn có phần áp dụng Kinh Dịch trong chiêm bốc và phương pháp tham thiền. Sau cùng là tham cứu Tinh Hoa của nền Minh Triết Tâm Linh Ấn Độ trong tương ưng với Dịch Đạo.
II. Phần II là toàn bộ Kinh Văn 64 quẻ và Tự Quái Truyện đều được dịch trọn vẹn, kèm theo lời giảng do cảm nghĩ ngẫu hứng tới đâu viết tới đó, không có chừng mực hay sắp xếp trước.
III. Phần III là Truyện gồm Hệ Từ, Thuyết Quái, Tạp Quái đều được dịch và giảng trọn.
Mong rằng quyển sách này có thể nối kết chúng ta với Đấng Chí Tôn tức Bản Tính bất sinh bất diệt, với Đất Mẹ Linh Thiêng tức Bản Tâm vô tận vô biên, cùng tất cả những bậc hiền thánh, những người luôn luôn hiện diện sâu thẳm trong tiềm thức cộng thông của nhân loại như ngọn lửa hồng thanh lương mang lại ý nghĩa và sự sống cho cuộc đời, cho tình yêu muôn thuở, và cho sự cố gắng liên tục không ngừng nghỉ của chúng ta.
文 心 管 仲 利
Văn Tâm Quản Trọng Lợi
Elk Grove, California
Khởi ý viết từ Mùa Lễ Tạ Ơn, 2004
Tạm kết thúc trong Mùa Lễ Memorial Day, 2006