混 芒 之 初
未 分 天 地 盤 古 首 出 始 判 陰 陽 天 開 於 子 地 闢 於 丑 人 生 於 寅. |
Hỗn mang chi sơ
Vị phân thiên địa Bàn Cổ thủ xuất Thủy phán âm dương Thiên khai ư Tí Địa tịch ư Sửu Nhân sinh ư Dần. |
Hỗn độn mịt mù
Chưa phân trời đất Bàn Cổ ra đầu Trước vạch âm dương Trời mở ở Tí Đất ra tại Sửu Người sinh nơi Dần. |
THIÊNThiên là Nguyên Lí Sáng Tạo, là Tâm 心.
|
NHÂNNhân là Nguyên Lí Hòa Hợp Tương Giao giữa Thiên và Địa. Tên thực là Ta là cái Ta đang là, còn gọi là Tính 性.
|
ĐỊAĐịa là Nguyên Lí Tiếp Thâu, là Sinh 生.
|
通 天 地 人 曰 儒
|
Thông Thiên Địa Nhân viết Nho
|
Cảm thông cả Trời, Đất, và Người trong Tình Thâm Nhất Thể mới gọi là Nho.
|
Vịnh Tam Tài
Trời Đất sinh Ta có ý không?
Chưa sinh Trời Đất có Ta trong.
Ta cùng Trời Đất ba ngôi sánh,
Trời Đất in Ta một chữ Đồng.
Đất nứt, Ta ra, Trời chuyển động,
Ta thay Trời, mở Đất mênh mông.
Trời che Đất chở Ta thong thả,
Trời Đất Ta đầy đủ hóa công.
Trần Cao Vân
Chưa sinh Trời Đất có Ta trong.
Ta cùng Trời Đất ba ngôi sánh,
Trời Đất in Ta một chữ Đồng.
Đất nứt, Ta ra, Trời chuyển động,
Ta thay Trời, mở Đất mênh mông.
Trời che Đất chở Ta thong thả,
Trời Đất Ta đầy đủ hóa công.
Trần Cao Vân
Thiên, Địa, Nhân hay Trời, Đất, Người là những thực thể, không phải là khái niệm. Ba thực thể nhưng hồn nhiên vẫn là Nhất Thể. Thiên còn có tên là Dương, Địa là Âm, và Nhân là Hòa. Âm Dương Hòa là chỗ chí cực của Đạo, cũng là chỗ bình thường của Đạo. Sở dĩ bình thường vì nó ở Ngay Đây và Bây Giờ, trong cái Hiện Tại Miên Trường, chứ chẳng ở đâu xa xôi diệu vợi nào cả. Sở dĩ chí cực vì nó sâu kín mịt mờ, tìm hoài chẳng thấy, nghĩ hoài chẳng tới, chẳng biết đâu mà mò. Nó vốn không hai, vốn là lưỡng nhất, đâu thể lấy trí nhị nguyên so sánh để mong chụp bắt làm của mình. Đứng ngoài cái Thực Tại Hiện Tiền Ngay Đây và Bây Giờ để mong nắm bắt Thực Tại là một ảo mộng. Sống là Sống Ở Đây và Bây Giờ, trong Thời Tính, trong Vị Tính, và trong Tính Thể. Thời Trung Vị Chính là nơi Con Người Chân Nhân sinh hoạt. Xin hỏi lúc nào chả phải là Thời Trung Vị Chính, như vậy có lúc nào chả phải là Chân Nhân đâu. Cái trí nhị nguyên thường có khuynh hướng suy nghĩ một chiều cứng ngắc, không có uyển chuyển. Sông Tương nước chảy hai dòng, dòng trong dòng đục, dòng trời dòng đất, dòng ngang dòng dọc, dòng nội dòng ngoại, dòng ẩn dòng hiện. Thực ra bất cứ con sông nào trên trái đất này đều là sông Tương. Cho nên suy tư nên là Qui Tư để có hai chiều thuận nghịch bất khả phân li thì mới sống đời lưỡng thể ung dung tự tại. Qui ở đây có hai nghĩa, vừa là quay trở về, vừa có nghĩa là con rùa vì rùa có khả năng sống lưỡng thê, và rùa đây là Rùa Thiêng trong truyện huyền sử Thần Kim Qui. Đời sống là một dòng biến động không ngừng nghỉ, đó chính là bất động. Cuộc sống vốn vô thường, đó chính là lẽ thường. Chớ có đi theo nọa tính của 'nước đi đi mãi không về cùng non'.
Tam Tài Thiên Địa Nhân là nói về ba Tài đầy hoạt lực tinh ròng: Tài Thiên, Tài Địa, và Tài Nhân.
Tài là Tác Động tinh tuyền, cái Động tự nội tự do lai xuất không do đối tượng dẫn khởi, có tính biến dịch, nên nguyên nghĩa cũng gọi là Đức 德.
Tài Thiên, Tài Địa được xem như là đối cực của Tài Nhân. Hiểu Nhân bên ngoài Thiên Địa là không hiểu được Dịch, và ngược lại hiểu Thiên Địa ở ngoài Nhân cũng thế. Không hiểu Dịch thì trở thành ứ đọng bất thông.
Như thế thì Trời Đất Người ở đây chẳng phải là đối tượng của giác quan như kiểu trời xanh xanh ở trên, đất đen đen ở dưới, hay người đang đi đi lại lại trước mắt. Trời Đất Người ở đây là những phạm trù biến động không ngừng, là những thực thể sống động bên dưới bề mặt hữu hình của giác quan thường nghiệm.
Trời Đất Người ở đây chính là Nhân Đại Ngã Tâm Linh mà hai cực là Thiên và Địa tiếp cận với Nhất Thể.
Thiên Địa chỉ là hai đối cực của bất cứ vấn đề nào mà trung tâm giao hỗ là lòng người Đại Ngã Tâm Linh.
Thiên Địa tức Âm Dương có thể hiểu là những biểu tượng trống rỗng phổ biến có thể mặc bất cứ nội dung nào.
Cho nên biến dịch theo chiều hướng của Tài Nhân trong hoạt lực tinh ròng phải là hòa hợp Thiên Địa hay còn gọi là Âm Dương Hòa.
Thiên đi đàng Thiên, Địa đi đàng Địa không có hỗ tương nơi lòng người Đại Ngã Tâm Linh là thứ thiên địa bất nhân, bất cận nhân tình.
Trang Trời Đất Người này được chia ra nhiều phần sắp xếp như sau:
Tam Tài Thiên Địa Nhân là nói về ba Tài đầy hoạt lực tinh ròng: Tài Thiên, Tài Địa, và Tài Nhân.
Tài là Tác Động tinh tuyền, cái Động tự nội tự do lai xuất không do đối tượng dẫn khởi, có tính biến dịch, nên nguyên nghĩa cũng gọi là Đức 德.
Tài Thiên, Tài Địa được xem như là đối cực của Tài Nhân. Hiểu Nhân bên ngoài Thiên Địa là không hiểu được Dịch, và ngược lại hiểu Thiên Địa ở ngoài Nhân cũng thế. Không hiểu Dịch thì trở thành ứ đọng bất thông.
Như thế thì Trời Đất Người ở đây chẳng phải là đối tượng của giác quan như kiểu trời xanh xanh ở trên, đất đen đen ở dưới, hay người đang đi đi lại lại trước mắt. Trời Đất Người ở đây là những phạm trù biến động không ngừng, là những thực thể sống động bên dưới bề mặt hữu hình của giác quan thường nghiệm.
Trời Đất Người ở đây chính là Nhân Đại Ngã Tâm Linh mà hai cực là Thiên và Địa tiếp cận với Nhất Thể.
Thiên Địa chỉ là hai đối cực của bất cứ vấn đề nào mà trung tâm giao hỗ là lòng người Đại Ngã Tâm Linh.
Thiên Địa tức Âm Dương có thể hiểu là những biểu tượng trống rỗng phổ biến có thể mặc bất cứ nội dung nào.
Cho nên biến dịch theo chiều hướng của Tài Nhân trong hoạt lực tinh ròng phải là hòa hợp Thiên Địa hay còn gọi là Âm Dương Hòa.
Thiên đi đàng Thiên, Địa đi đàng Địa không có hỗ tương nơi lòng người Đại Ngã Tâm Linh là thứ thiên địa bất nhân, bất cận nhân tình.
Trang Trời Đất Người này được chia ra nhiều phần sắp xếp như sau: